Bí quyết nuôi bò lớn nhanh, ít bệnh

Gia đình anh Dũng có gần 20 năm gắn với mô hình nuôi bò, nhưng cái nghèo vẫn bám theo mãi bởi chăn nuôi nhỏ lẻ và ít quan tâm đến phòng, trừ dịch bệnh.
Chuyện làm ăn của anh Dũng đã đổi khác vào năm 2013, khi anh thuê 11 sào đất bạc màu ở gò đồi ven sông để đầu tư xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh.
Thuê được đất, anh Dũng vay mượn vốn đầu tư xây dựng chuồng trại; mua thêm bò giống và trồng cỏ voi.
Để cải tạo tầm vóc bò nuôi, anh Dũng đã gây dựng đàn bò lai sind và chỉ trong 2 năm số lượng đàn đã tăng lên 14 con.
“Có được kết quả như hôm nay là do tôi mày mò học hỏi kinh nghiệm, kiến thức nuôi bò sinh sản.
Cần lo phòng bệnh tật cho tốt, khi muốn bán chỉ đánh tiếng là thương lái đến liền vì thị trường lúc nào cũng có nhu cầu cao.
Giống bò lai siêu thịt, dáng đẹp thì thương lái càng thích…”- anh Dũng thổ lộ.
Để nâng cao chất lượng đàn bò, anh Dũng đã đầu tư nuôi 1 con bò đực giống lai sind chất lượng cao để phối giống cho đàn bò của gia đình và đàn bò sinh sản của nhiều hộ dân trong vùng.
Một trong những yếu tố dẫn tới thành công trong chăn nuôi là khâu vệ sinh.
Khu chuồng trại nuôi bò luôn được anh Dũng vệ sinh sạch sẽ.
Phân thải từ bò được dùng để bón cho ruộng cỏ voi nên nguồn thức ăn xanh không thiếu...
Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch Hội ND xã Điện Quang nhận xét: “Hội ND xã luôn tuyên truyền mô hình chăn nuôi bò thâm canh của hộ anh Dũng tới bà con nông dân.
Chính vì vậy, không chỉ bà con trong xã mà nhiều nông dân, các đoàn ở các huyện Quế Sơn, Tiên Phước, thậm chí cả từ tỉnh Quảng Trị cũng vào tham quan mô hình nuôi bò thâm canh của gia đình anh Dũng”.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo ổn định nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch phát triển vùng cá tra lên 2.176 ha, đảm bảo sản lượng ổn định 350.000 tấn cá nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.

au một đêm, hàng tấn cá nuôi chết trắng nổi khắp mặt hồ. Tình trạng trên đã diễn ra từ vài ngày nay gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi cá, đồng thời khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.