Bí quyết nuôi bò lớn nhanh, ít bệnh

Gia đình anh Dũng có gần 20 năm gắn với mô hình nuôi bò, nhưng cái nghèo vẫn bám theo mãi bởi chăn nuôi nhỏ lẻ và ít quan tâm đến phòng, trừ dịch bệnh.
Chuyện làm ăn của anh Dũng đã đổi khác vào năm 2013, khi anh thuê 11 sào đất bạc màu ở gò đồi ven sông để đầu tư xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh.
Thuê được đất, anh Dũng vay mượn vốn đầu tư xây dựng chuồng trại; mua thêm bò giống và trồng cỏ voi.
Để cải tạo tầm vóc bò nuôi, anh Dũng đã gây dựng đàn bò lai sind và chỉ trong 2 năm số lượng đàn đã tăng lên 14 con.
“Có được kết quả như hôm nay là do tôi mày mò học hỏi kinh nghiệm, kiến thức nuôi bò sinh sản.
Cần lo phòng bệnh tật cho tốt, khi muốn bán chỉ đánh tiếng là thương lái đến liền vì thị trường lúc nào cũng có nhu cầu cao.
Giống bò lai siêu thịt, dáng đẹp thì thương lái càng thích…”- anh Dũng thổ lộ.
Để nâng cao chất lượng đàn bò, anh Dũng đã đầu tư nuôi 1 con bò đực giống lai sind chất lượng cao để phối giống cho đàn bò của gia đình và đàn bò sinh sản của nhiều hộ dân trong vùng.
Một trong những yếu tố dẫn tới thành công trong chăn nuôi là khâu vệ sinh.
Khu chuồng trại nuôi bò luôn được anh Dũng vệ sinh sạch sẽ.
Phân thải từ bò được dùng để bón cho ruộng cỏ voi nên nguồn thức ăn xanh không thiếu...
Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch Hội ND xã Điện Quang nhận xét: “Hội ND xã luôn tuyên truyền mô hình chăn nuôi bò thâm canh của hộ anh Dũng tới bà con nông dân.
Chính vì vậy, không chỉ bà con trong xã mà nhiều nông dân, các đoàn ở các huyện Quế Sơn, Tiên Phước, thậm chí cả từ tỉnh Quảng Trị cũng vào tham quan mô hình nuôi bò thâm canh của gia đình anh Dũng”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/7, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) tiến hành thả nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất tại hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Đây là mô hình được chọn làm điểm trình diễn, nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho nông dân có nhu cầu nuôi loại cá này.

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.

Chỉ mất 30 phút, người sử dụng có thể phát hiện thịt, cá có nhiễm dư lượng kháng sinh (DLKS) hay không nhờ bộ kit Elisa. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu công nghệ cao TPHCM.

Nhân kỷ niệm 55 Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp (28/11/1959-28/11/2014), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm nay có khả năng đạt 6,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so 5 năm trước (năm 2009 đạt 2,8 tỷ USD), độ che phủ rừng đạt 41%.