Bí quyết nuôi bò lớn nhanh, ít bệnh

Gia đình anh Dũng có gần 20 năm gắn với mô hình nuôi bò, nhưng cái nghèo vẫn bám theo mãi bởi chăn nuôi nhỏ lẻ và ít quan tâm đến phòng, trừ dịch bệnh.
Chuyện làm ăn của anh Dũng đã đổi khác vào năm 2013, khi anh thuê 11 sào đất bạc màu ở gò đồi ven sông để đầu tư xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh.
Thuê được đất, anh Dũng vay mượn vốn đầu tư xây dựng chuồng trại; mua thêm bò giống và trồng cỏ voi.
Để cải tạo tầm vóc bò nuôi, anh Dũng đã gây dựng đàn bò lai sind và chỉ trong 2 năm số lượng đàn đã tăng lên 14 con.
“Có được kết quả như hôm nay là do tôi mày mò học hỏi kinh nghiệm, kiến thức nuôi bò sinh sản.
Cần lo phòng bệnh tật cho tốt, khi muốn bán chỉ đánh tiếng là thương lái đến liền vì thị trường lúc nào cũng có nhu cầu cao.
Giống bò lai siêu thịt, dáng đẹp thì thương lái càng thích…”- anh Dũng thổ lộ.
Để nâng cao chất lượng đàn bò, anh Dũng đã đầu tư nuôi 1 con bò đực giống lai sind chất lượng cao để phối giống cho đàn bò của gia đình và đàn bò sinh sản của nhiều hộ dân trong vùng.
Một trong những yếu tố dẫn tới thành công trong chăn nuôi là khâu vệ sinh.
Khu chuồng trại nuôi bò luôn được anh Dũng vệ sinh sạch sẽ.
Phân thải từ bò được dùng để bón cho ruộng cỏ voi nên nguồn thức ăn xanh không thiếu...
Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch Hội ND xã Điện Quang nhận xét: “Hội ND xã luôn tuyên truyền mô hình chăn nuôi bò thâm canh của hộ anh Dũng tới bà con nông dân.
Chính vì vậy, không chỉ bà con trong xã mà nhiều nông dân, các đoàn ở các huyện Quế Sơn, Tiên Phước, thậm chí cả từ tỉnh Quảng Trị cũng vào tham quan mô hình nuôi bò thâm canh của gia đình anh Dũng”.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế cho thấy, quá trình xây dựng chất lượng và thương hiệu đã giúp cho gạo Việt tự tin trước yêu cầu đặt hàng gạo theo tiêu chuẩn cao cấp của các siêu trị trong nước và xuất khẩu. Gạo Việt đã xuất khẩu theo đơn đặt hàng bán vào siêu thị các nước EU, Mỹ, Mexico, Úc… tất nhiên với giá bán lẻ tăng cao gấp nhiều lần. Đó là giá trị của gạo có thương hiệu”, bà Lan nói.

Trào lưu trồng kiểng trái, kiểng lá đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy để tạo nên sự mới lạ cho các mặt hàng chưng tết, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã tạo ra loại kiểng làm bằng bông trang được trồng trong chậu, anh cho biết: “Vài năm nay tôi tạo ra kiểng làm bằng bông trang để bán cho các “đại gia” chơi kiểng và chưng tết.

NCB mong muốn thông qua gói vay ưu đãi 980 tỷ trong dự án “Cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết giá trị lúa gạo” góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn thiết thực, hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi lãi suất từ Chính phủ, đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ.

Do thời tiết bất thuận, ban đêm trời lạnh, có sương muối, ban ngày trời nắng, nhiệt độ cao kéo dài cả tháng nên đào đã bắt đầu đâm nụ, trổ hoa trong khi quất lại bị thối rễ làm quả vàng và rụng, cây héo, chết hàng loạt.

Mỗi năm ngủ nghỉ từ 3-4 tháng. Nặng nhất là hái thì bây giờ máy móc hết rồi. Một ha hái trong vòng một ngày là xong. Đầu tư không nhiều mà thời gian thu hoạch lại lâu, giá cả ổn định. Mỗi năm túc tắc cũng kiếm vài ba chục triệu mỗi ha. Ai dại gì mà bán”, người trồng chè ở Văn Chấn nói thế. Chắc chắn họ đã tìm ra “đáp án” của bài toán cây chè.