Bí quyết chọn gà đen nghìn đô giúp đại gia tránh tiền mất tật mang

Theo anh Trần Nhữ Giáp - chủ Vườn chim Việt ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội), một đặc điểm quan trọng và dễ phân biệt nhất giữa gà đen Ayam Camani và gà đen Trung Quốc chính là cuống họng và lưỡi.
Khi mở miệng gà đen Indonesia luôn có 1 màu đen tuyền từ lưỡi đến cổ họng, trong khi gà đen Trung Quốc khi mở miệng ra chúng ta sẽ thấy màu trắng nhạt hoặc hơi phớt đen như gà ác bình thường.
Gà đen Indonesia nhìn màu lông và vẻ bề ngoài bao giờ cũng đen hơn rất nhiều so với gà đen Trung Quốc
“Ngoài ra, gà đen Indonesia trưởng thành có mắt xếch nhìn dữ dằn hơn gà đen Trung Quốc (gà Hắc Phong)” – anh Giáp tiết lộ.
Cũng theo anh Giáp, gà đen Trung Quốc có xuất xứ từ vùng Xích Thủy -Trung Quốc.
Chúng có thịt đen, xương đen, lông đen, mào thâm hoặc đỏ nhạt.
Đây là giống gà có họ hàng rất gần với gà H’Mông của Việt Nam, chúng được nuôi để làm thương phẩm
. Giống gà này mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian qua với giá bán con giống tại Trung Quốc hiện là 5- 7 nhân dân tệ (tương đương 18.000 – 24.000 đồng/con), giá thương phẩm từ 150.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên ngược lại, gà đen Indonesia lại luôn có giá rất đắt khoảng từ 5 đến trên 30 triệu đồng/con trưởng thành.
Khi còn nhỏ gà đen Trung Quốc rất giống với gà đen Indonesia. Hiện nay, một số thương lái đã lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân để lừa bán gà đen Trung Quốc, nên người mua cần rất cảnh giác và phải tỉnh táo để không bị mắc bẫy.
Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Trước đây, gà Đông Tảo thường được dùng để cúng tế hay tiến vua vì thịt gà rất ngon.

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.

Hiện đang là thời điểm các vùng trồng đậu của tỉnh Quảng Ngãi bước vào mùa thu hoạch rộ. Đậu phộng là loại cây có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông; thời gian thu hoạch ngắn, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, bà con nông dân yên tâm mở rộng diện tích.

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.