Bí Ngô Khổng Lồ Nặng 80kg

Đó là quả bí ngô được thu hoạch tại vườn của gia đình ông Lê Hữu Phan ở đường Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Đầu năm 2011, qua mối quen biết từ người thân bạn bè, ông Phan đã mua về 100 hạt giống bí ngô khổng lồ từ Mỹ. Mua hạt giống về, ông bảo quản trong các ngăn lạnh tại vườn ươm của gia đình, đến tháng 4/2011, ông Phan bắt đầu gieo hạt.
Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng. Quả nhỏ nhất cũng nặng trên 10kg, lớn nhất lên tới 80kg. Theo ông Phan, chế độ chăm sóc của loại bí này rất đơn giản, phân bón chủ yếu là các loại hữu cơ nên quả rất sạch.
Hiện tại những trái bí ngô khổng lồ giống mới của nhà nông Lê Hữu Phan đang chuẩn bị đưa ra giới thiệu trên thị trường. Ông Phan cũng cho biết, trong dịp Festival hoa Đà Lạt năm 2012, ông sẽ đăng ký một gian hàng trưng bày những trái bí khổng lồ này.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.