Bị Ngâm Nước Mưa, Dưa Nũng Thối Đầy Ruộng

Chưa năm nào người trồng dưa ở Phú Yên điêu đứng như năm nay, đầu vụ dưa rớt giá, cuối vụ gặp mưa to bị ngập úng, dưa nũng thối. Khi thu hoạch, dưa bán không ai mua, làm thức ăn cho gia súc.
Những cơn mưa lớn trái mùa kéo dài mấy ngày qua đã làm ngập úng các vùng trồng dưa trọng điểm ở TP Tuy Hòa và huyện Tuy An. Người trồng dưa chưa hết ngậm ngùi vì giá thấp, nay... lại “khóc” theo mưa. Chị Dương Thị Quỳnh ở xã An Mỹ (Tuy An) trồng 2 sào dưa gang, chỉ mới bán được 700.000 đồng. “Tôi gánh một gánh dưa gang khoảng 40kg đến đường quốc lộ 1 bán cho thương lái được 15.000 đồng.
Số tiền này chỉ đủ cho con bữa ăn sáng” - chị Quỳnh buồn rầu nói. Cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hải cho hay, thời điểm này năm ngoái giá dưa gang 6.000 đồng/kg, còn năm nay chỉ còn 800 đồng/kg. Còn dưa bom, năm ngoái có giá 8.000 đồng/kg, nay chỉ 3.000 đồng/kg. “Mấy hôm nay gặp mưa, dưa gang chỉ còn 500 đồng/kg, nhưng rất khó bán”, bà Hải than vãn.
Dọc quốc lộ 1, hàng tấn dưa của người dân chất đống chờ khách đi đường mua. Ngồi cả ngày mời mọc, nhưng không ai mua, có người bỏ dưa bên vệ đường về nhà.
Nhiều người trồng dưa ở TP Tuy Hòa và huyện Tuy An phải mót từng trái dưa, mong bán được để kiếm lại ít vốn đầu tư, chứ không mong có lãi. Bà Nguyễn Thị Khả ở xã An Phú (TP Tuy Hòa), rảo quanh ruộng dưa bị nước mưa “ngâm” mấy ngày nay, hái dưa chín và trở những trái dưa còn non cho khỏi nũng thối. “Tôi phải trở những trái dưa non, chứ để nằm một chỗ trên đất ướt thì 2 ngày nữa sẽ thối cả trái.
Ráng làm để gỡ gạc lại ít vốn, vì chỉ tính riêng phân bón và thuốc trừ sâu cho 2 sào dưa, tôi phải bỏ ra 1,5 triệu đồng rồi”, bà Khả nói. Ông Trần Thanh Quận, Phó chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Năm nay, nông dân trong xã trồng 10ha dưa. Do thời tiết bất lợi, đầu vụ nắng nóng kéo dài, cuối vụ gặp mưa lớn, khiến người trồng dưa thất thu”.
Theo ông Nguyễn Thanh Trung, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, chỉ tính riêng xã An Mỹ và An Chấn trồng 130ha dưa, năng suất khoảng 40 tấn/ha. Giá dưa thấp, lại bị gặp mưa lớn, khiến nhiều hộ bị lỗ vốn, cuộc sống khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Theo thời gian, thương hiệu "Nếp bè Chợ Gạo" đang dần mai một, có nguy cơ đánh mất thương hiệu sau bao công sức gây dựng.

Có tên gọi như vậy bởi vì loại cây này không cần đất, chỉ treo lơ lửng trên không cây vẫn sống. Cây chỉ cần phun nước mà vẫn phát triển tươi tốt như trồng dưới đất và có bộ rễ xanh um. Mỗi năm cây ra hoa từ 1-2 lần và cây này giúp làm cho không khí trong lành.

Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.