Bị cuốn nát bàn tay khi xay cỏ cho bò ăn
Ngày 19-10, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đang điều trị cho ông T.V.T (SN 1968, ngụ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) do bị máy xay cỏ cắt nát bàn tay trái.
Ông T. là thương binh, nhà có nuôi 5 con bò. Cách đây vài tháng, ông có mua một chiếc máy xay cỏ để thuận tiện hơn trong việc chăn nuôi.
Ông T. cho biết khi trời nhá nhem tối, ông cắm điện và cho cỏ vào máy xay cỏ cho bò ăn. Sau khi rút điện ông cho tay vào máng vét số cỏ thừa ra khỏi máy.
Tuy nhiên, do máy còn quay nên đã cuốn bàn tay trái ông vào bên trong và cắt nát phần mu bàn tay.
Ông T. được người nhà chuyển đến bệnh viện địa phương sau đó đưa xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng nhưng do vết thương quá nặng, phần bị cắt nham nhở nên bàn tay trái của ông không thể phục hồi.
Được biết, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị máy xay cỏ, máy xay lúa, xay thịt cắt nát bàn tay do sơ suất nhỏ
. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các loại máy này, đồng thời phải chờ máy dừng hẳn mới thao tác bên trong.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đàm Đức Thuận, thôn Ngòi Xanh 2, xã Phú Lâm (Yên Sơn) trước đây có hơn 1,2 ha đất chân ruộng cao cấy lúa và trồng cây rau màu nhưng không hiệu quả kinh tế. Năm 2002, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa 100 cây bưởi diễn và 50 cây cam đường về trồng thử.

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.