Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh mang lại lợi ích cho nông dân

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.
Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh được thành lập vào ngày 17/8/2012, do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh quản lý và tổ chức hoạt động, có sự hỗ trợ của Bệnh viện Cây ăn quả miền Nam. Bệnh viện Cây trồng tỉnh được đầu tư các trang thiết bị, máy móc, với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng và có thêm một “trạm xá” được đặt tại huyện Cầu Kè, nơi có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh, lên đến gần 10.000ha.
Nhiệm vụ của Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh là tiếp nhận các mẫu cây trồng như: Rau màu, cây ăn trái… bị nhiễm bệnh do nông dân gửi đến để xét nghiệm và tư vấn hoặc trực tiếp giúp nông dân điều trị. Đây là một hoạt động bảo vệ thực vật chuyển sang hướng chuyên sâu về sức khoẻ cây trồng, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của hiện tại.
Y cụ của một chuyến đi lưu động gồm có máy đo độ phèn, máy định vị, kính lúp, kính hiển vi, bộ kíp thử bệnh.... Hàng tháng bệnh viện còn cử đội ngũ bác sĩ xuống địa bàn để khảo sát, khám bệnh lưu động cho cây trồng, giúp nông dân ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Mọi hoạt động của Bệnh viện Cây trồng hỗ trợ cho nông dân đều miễn phí.
Theo Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh, thì sau ngày thành lập đến nay bệnh viện đã tổ chức được 20 chuyến thăm khám lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh và đã có hơn 400 lượt nông dân mang mẫu phẩm bệnh cây đến thăm khám tại bệnh viên; cấp hơn 350 toa thuốc. Các bác sĩ cây trồng luôn tận tình giúp nông dân kịp thời xử lý các hiện tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại đem lại kết quả cao và tạo được niềm tin cho bà con.
Nếu như trước đây, người nông dân thấy bệnh ở cây trồng thường tìm đến cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật để mua và chủ cửa hàng bán cho thuốc gì thì sử dụng thuốc đó, thì nay chỉ cần có một địa điểm để người dân mang mẫu vật tới, nhờ bác sĩ tư vấn, bắt bệnh, kê đơn thuốc để chữa trị các loại dịch bệnh cho cây trồng hiệu quả nhất.
Chữa bệnh lưu động là một phần trong kế hoạch của Bệnh viện Cây trồng, nhằm giúp bà con được trực tiếp “tai nghe, mắt thấy”, nhận biết bệnh trạng của cây trồng và nguyên nhân, từ đó hướng dẫn bà con cách phòng trị hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.

Cty FrieslandCampina Việt Nam vừa khánh thành vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam) sau gần 1 năm xây dựng.