Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh mang lại lợi ích cho nông dân

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.
Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh được thành lập vào ngày 17/8/2012, do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh quản lý và tổ chức hoạt động, có sự hỗ trợ của Bệnh viện Cây ăn quả miền Nam. Bệnh viện Cây trồng tỉnh được đầu tư các trang thiết bị, máy móc, với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng và có thêm một “trạm xá” được đặt tại huyện Cầu Kè, nơi có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh, lên đến gần 10.000ha.
Nhiệm vụ của Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh là tiếp nhận các mẫu cây trồng như: Rau màu, cây ăn trái… bị nhiễm bệnh do nông dân gửi đến để xét nghiệm và tư vấn hoặc trực tiếp giúp nông dân điều trị. Đây là một hoạt động bảo vệ thực vật chuyển sang hướng chuyên sâu về sức khoẻ cây trồng, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của hiện tại.
Y cụ của một chuyến đi lưu động gồm có máy đo độ phèn, máy định vị, kính lúp, kính hiển vi, bộ kíp thử bệnh.... Hàng tháng bệnh viện còn cử đội ngũ bác sĩ xuống địa bàn để khảo sát, khám bệnh lưu động cho cây trồng, giúp nông dân ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Mọi hoạt động của Bệnh viện Cây trồng hỗ trợ cho nông dân đều miễn phí.
Theo Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh, thì sau ngày thành lập đến nay bệnh viện đã tổ chức được 20 chuyến thăm khám lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh và đã có hơn 400 lượt nông dân mang mẫu phẩm bệnh cây đến thăm khám tại bệnh viên; cấp hơn 350 toa thuốc. Các bác sĩ cây trồng luôn tận tình giúp nông dân kịp thời xử lý các hiện tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại đem lại kết quả cao và tạo được niềm tin cho bà con.
Nếu như trước đây, người nông dân thấy bệnh ở cây trồng thường tìm đến cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật để mua và chủ cửa hàng bán cho thuốc gì thì sử dụng thuốc đó, thì nay chỉ cần có một địa điểm để người dân mang mẫu vật tới, nhờ bác sĩ tư vấn, bắt bệnh, kê đơn thuốc để chữa trị các loại dịch bệnh cho cây trồng hiệu quả nhất.
Chữa bệnh lưu động là một phần trong kế hoạch của Bệnh viện Cây trồng, nhằm giúp bà con được trực tiếp “tai nghe, mắt thấy”, nhận biết bệnh trạng của cây trồng và nguyên nhân, từ đó hướng dẫn bà con cách phòng trị hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2014” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức vào chiều 3/2.

Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.

Theo hợp đồng đã ký kết, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh chịu trách nhiệm đóng 3 tàu cá bằng vỏ thép cho 3 ngư dân, mỗi tàu dài 25 m, rộng 7,2m với công suất máy chính 880 CV nhãn hiệu Doosan của Hàn Quốc, tổng trị giá 14,835 tỉ đồng. Trong vòng 120 ngày, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh sẽ hoàn thành và bàn giao tàu cá cho ngư dân.

Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.