Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Khu nuôi cá tra có diện tích 30ha của công ty CP thủy sản An Phú tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách nắm bắt được yêu cầu của thị trường xuất khẩu nên ngay từ khi nhận khu nuôi này, công ty đã bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư khu nuôi đạt chứng nhận Global Gap. Chứng nhận này không chỉ được xem là vé thông hành cho hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty mà với quy trình kỹ thuật tiến bộ, sản lượng và năng suất nuôi cũng tăng, bình quân đạt 10.000 tấn/năm. Đặc biệt, công ty đã có vùng nguyên liệu ổn định phục vụ hoạt động chế biến và xuất khẩu.
Không những thế, chuẩn Global Gap mà khu nuôi đang thực hiện cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường cho địa phương, vốn là một trong những bất cập tồn tại trong nuôi cá tra. Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 700 ha nuôi cá tra. Trong đó, có 12 khu nuôi cá tra thâm canh của 9 công ty, doanh nghiệp nuôi cá tra đã được chứng nhận Global Gap; 4 khu nuôi đạt chứng nhận ASC; 2 khu nuôi đạt chứng nhận Viet Gap; 1 khu nuôi đạt chứng nhận Aqua Gap.
Nuôi tôm đạt 6 vụ/năm, mật độ 200 – 500 con/m2 có lẽ là mong ước của rất nhiều người nuôi tôm biển thâm canh, nay đã được thực hiện trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đầu tiên ở Bến Tre tại công ty Trường Nam ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. Khu nuôi có diện tích 12ha, với 40 ao nuôi, diện tích mỗi ao 1000m2.
Mô hình nuôi được thực hiện trong nhà kính, sử dụng công nghệ Biofloc, ít thay nước, kết hợp nuôi thả cá rô phi. Đặc điểm nổi bật của hình thức nuôi này là môi trường nuôi nhân tạo, nên tính ổn định của môi trường nuôi được đảm bảo, người nuôi có thể chủ động điều chỉnh môi trường ao nuôi mà không lo bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Theo cán bộ quản lý khu nuôi Trường Nam, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh có thể kéo giảm đến 70 % dịch bệnh.
Tỉnh Bến Tre hiện có 44.600 ha nuôi thủy sản, sản lượng đạt 245.300 tấn. Giá trị thủy sản chiếm gần 50% giá trị khu vực I. Các đối tượng chủ lực được xác định là tôm nước lợ, cá tra, tôm càng xanh. Ngành nông nghiệp Bến Tre xác định, nghề nuôi trồng thủy sản sẽ được tổ chức theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trước đề nghị này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của Vinacas trong thời gian qua đã chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân ghép trẻ hóa vườn điều; đồng thời Bộ trưởng đồng ý cấp cho Vinacas 1 tỷ đồng để thực hiện 100 mô hình điều ghép trong năm 2015.

Theo ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nếu địa phương nào để tình trạng cây trồng, vật nuôi, nhất là gia súc chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh thì người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm.

Tỉnh Phú Yên cho phép Cty CP Đầu tư thủy sản tập đoàn biển lập thủ tục triển khai dự án "Tàu đánh cá vùng biển xa và Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng cá Phú Lạc" với tổng mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng.

Rảo quanh các vùng trồng cây cảnh lớn tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) như Thắng Lợi, Mễ Sở, Liên Nghĩa… thời điểm này, dễ nhận thấy có sự khác biệt so với một số năm trước đây khi có khá nhiều nhà vườn chuyên về cam cảnh, bưởi cảnh mọc lên bên cạnh các vùng quất cảnh.

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...