Phát Triển Sản Xuất Từ Nguồn Vốn Vay Ban Đầu

Cũng như nhiều gia đình khác, trước đây gia đình anh Dương Tiến Vinh, ởthôn Xuân Hòa, xã Tân Quang (Bắc Quang) thuộc diện gia đình khó khăn, kinh tế dựa trên mặt hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Sau khi được sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Chi nhánh huyện Bắc Quang để tăng gia sản xuất, kinh tế của gia đình anh Vinh chuyển biến rõ rệt.
Thời gian trôi qua thật nhanh, anh Dương Tiến Vinh ngồi nhớ lại những tháng ngày 2 vợ chồng mới lấy nhau. Cuộc sống gia đình của đôi vợ chồng trẻ còn gặp nhiều vất vả, bao nhiêu chi phí lo toan cho cuộc sống hàng ngày dựa vào số tiền vợ chồng anh kiếm được bán quầy hàng tạp hóa.
Với đức tính chịu khó học hỏi và chí hướng vượt khó vươn lên làm giàu đồng thời biết được các chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Bắc Quang đã hỗ trợ vay vốn để anh Vinh tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay 40 triệu đồng lãi suất 12% /năm, trong đó theo chính sách ưu đãi của Ngân hàng NN&PTNT hỗ trợ50% lãi suất, gia đình chỉ trả 50% lãi suất còn lại, vợ chồng anh Vinh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi trâu theo xu hướng hàng hóa.
Chị Phạm Thị Thu (vợ anh Dương Tiến Vinh) chăm sóc những con trâu mới mua về.
Anh Vinh chia sẻ: Sau khi biết được nguyện vọng vay vốn sản xuất của người dân, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bắc Quang đã cho nhân viên đến từng gia đình để tư vấn và hướng dẫn cho người dân làm các thủ tục để vay vốn. Nhờ vậy, các thủ tục vay vốn tại ngân hàng được tiến hành nhanh chóng và qua nguồn vốn vay đó, anh Vinh có thêm vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi của gia đình anh ngày càng được mở rộng, mỗi năm gia đình anh luân chuyển hàng trăm con trâu bán cho các thương lái khác theo dạng trâu thịt hoặc bán cho các chủ trâu theo dạng trâu chọi. Trung bình mỗi tháng anh luân chuyển 2 đến 3 đợt trâu, mỗi đợt anh xuất gần chục con. Tính ra trừ toàn bộ chi phí anh thu về 15 đến 20 triệu đồng/tháng.
Trong 3 năm nay trở lại đây, gia đình anh đều vay vốn theo quy định của ngân hàng mỗi năm 2 kỳ hạn, mỗi kỳ vay gần 50 triệu đồng sau khi hết 6 tháng thì đáo hạn 1 lần. Như vậy trung bình mỗi năm gia đình anh Vinh vay gần 100 triệu đồng của Ngân hàng NN&PTNT để chăn nuôi.
Giờ đây, gia đình anh Dương Tiến Vinh là một trong những hộ có kinh tế ổn định nhất trong thôn. Ngoài ra để mở rộng phát triển sản xuất, nhờ vốn tích góp được, gần đây anh Vinh đã mua được chiếc xe tải để phục vụ cho công việc chuyên chở trâu thu mua từ các huyện, các tỉnh lân cận.
Được biết không chỉ gia đình anh Vinh mà còn có hơn 2/3 số hộ trong thôn Xuân Hòa (Tân Quang) nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Bắc Quang để phát triển kinh tế hộ gia đình. từ đó đã có rất nhiều gia đình mạnh dạn đầu tăng gia sản xuất vươn lên ổn định cuộc sống, điển hình như hộ anh Nguyễn Thanh Thẩm vay vốn phát triển HTX chè, chế biến lâm sản; hộ anh Nguyễn Đình Đông, một hộ có kinh tế khá lên nhờ chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa...
Theo nghị quyết 47/ NQ-CP hiện tại lãi suất cho người dân vay vốn để chăn nuôi theo kỳ hạn 6 đến 12 tháng giảm xuống còn 8%/năm và hỗ trợ người dân 50% lãi suất. Với chính sách và mức hỗ trợ của Nhà nước cho vay vốn phù hợp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để phát triển kinh tế nâng cao đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, nhiều nông dân xã Cư Êbur (TP.Buôn Ma Thuột - Dak Lak) chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi sang trồng thanh long. Bước đầu cho thấy, trồng thanh long cho thu nhập khá cao, lãi thuần từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với sản xuất cà phê của nông dân hiện nay (với mức thu nhập cà phê từ 40 - 50 triệu/ha/năm).

Việc canh tác theo tiêu chuẩn GAP là xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam. Chỉ có như thế nông sản Việt Nam mới có thể tiến xa ra thị trường thế giới, tăng thêm giá trị và lợi nhuận cho nông dân, doanh nghiệp. Từ đó, những năm qua, tỉnh Tiền Giang nỗ lực xây dựng, phát triển hầu hết các nông sản chủ lực theo tiêu chuẩn GAP.

Những ngày này, ở khu vực trung tâm huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chủ yếu ở thị trấn, xã Tả Chải, Na Hối, Bản Phố, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch đào Pháp, ai nấy đều rạng ngời niềm vui vì vụ thu hoạch đào Pháp năm nay được mùa, được giá.

Chiều 19-4, Sở NN-PTNT Long An cho biết, thời gian gần đây trong khi nhiều loại trái cây rớt giá khiến nhà vườn thua lỗ, thì thanh long và chanh vẫn duy trì mức giá cao, đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn.

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.