Bệnh Trên Cây Điều Sẽ Tăng Nhanh Trong Thời Gian Tới

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.
Diện tích bị bọ xít muỗi gây hại đã lên đến 2.390 ha (trong đó ở mức độ nhẹ 1.925 ha, trung bình 420 ha, nặng 45 ha). Diện tích bị bọ trĩ gây hại 1.908 ha, trong đó mức độ nhẹ 1.634 ha, trung bình 262 ha, nặng 12 ha (tăng 815 ha so kỳ trước). Diện tích bị bệnh thán thư 2.408 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 2.010 ha, trung bình 361 ha, nặng 37 ha (tăng 255 ha so với kỳ trước). Diễn biến bọ xít muỗi, bọ trĩ và bệnh thán thư phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt, diện tích rệp mềm gây hại 324 ha có xu hướng tăng nhanh trong tuần tới.
Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện cây điều đang trong giai đoạn hình thành trái và cho thu hoạch, nông dân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý các đối tượng gây hại như: Bọ xít muỗi, thán thư, bọ trĩ, rệp các loại... Riêng ở huyện Bù Đăng, nông dân cần phòng trị rệp mềm, phát hiện, xử lý sớm để không bị dịch hại bùng phát rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng cá hồng Mỹ còn xa lạ với người nuôi ở Khánh Hòa. Vì thế, đề tài cấp tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ tại Khánh Hòa” được thực hiện nhằm phát triển thêm đối tượng nuôi mới cho người dân địa phương.

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.