Bệnh Trên Cây Điều Sẽ Tăng Nhanh Trong Thời Gian Tới

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.
Diện tích bị bọ xít muỗi gây hại đã lên đến 2.390 ha (trong đó ở mức độ nhẹ 1.925 ha, trung bình 420 ha, nặng 45 ha). Diện tích bị bọ trĩ gây hại 1.908 ha, trong đó mức độ nhẹ 1.634 ha, trung bình 262 ha, nặng 12 ha (tăng 815 ha so kỳ trước). Diện tích bị bệnh thán thư 2.408 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 2.010 ha, trung bình 361 ha, nặng 37 ha (tăng 255 ha so với kỳ trước). Diễn biến bọ xít muỗi, bọ trĩ và bệnh thán thư phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt, diện tích rệp mềm gây hại 324 ha có xu hướng tăng nhanh trong tuần tới.
Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện cây điều đang trong giai đoạn hình thành trái và cho thu hoạch, nông dân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý các đối tượng gây hại như: Bọ xít muỗi, thán thư, bọ trĩ, rệp các loại... Riêng ở huyện Bù Đăng, nông dân cần phòng trị rệp mềm, phát hiện, xử lý sớm để không bị dịch hại bùng phát rộng.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?