Bệnh Trắng Lá Mía Đang Lan Rộng Trên Địa Bàn Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) thị xã Ninh Hòa, đến thời điểm này, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho hơn 1560 ha mía, với mức độ nhiễm bệnh từ 30-70%. Các địa phương có diện tích mía nhiễm bệnh cũng tăng gấp đôi năm ngoái.
Nguyên nhân bệnh có tốc độ lây lan nhanh là do điều kiện thời tiết nóng ẩm, tạo thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Nhiều nông hộ lại chủ quan, không thực hiện đúng theo hướng dẫn của các ngành chức năng trong việc phòng trị bệnh. Trong khi đó, một số diện tích trồng mới lại sử dụng các hom giống đã có mầm bệnh.
Trắng lá mía là một dịch bệnh hết sức nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh truyền qua 2 con đường là bọ rầy và nguồn hom giống bị nhiễm bệnh.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Trạm BVTV thị xã đã đưa ra rất nhiều biện pháp, khyến cáo bà con nông dân phải tuân thủ đúng quy trình trồng, chăm sóc cũng như điều trị bệnh cho mía; không được sử dụng 4 giống mía đang xuất hiện bệnh.
Trước khi vào vụ mía mới bà con nên xử lý hom giống thật kỹ; không được sử dụng hom giống đang xuất hiện bệnh đối với diện tích trồng mới, đồng thời, nhanh chóng phá bỏ những diện tích mía đang xuất hiện bệnh, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

6 tháng đầu năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm dịch hơn 4,7 tấn sản phẩm động vật, 13.400 tấn thịt động vật, 118,4 triệu quả trứng gia cầm nội tỉnh và 176,4 triệu quả trứng gia cầm xuất tỉnh.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, việc quản lý dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi còn nhiều tồn tại, bất cập, các loại dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp làm tăng chi phí và tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi, người tiêu dùng thực phẩm.

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.