Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bệnh Thối Bẹ

Bệnh Thối Bẹ
Ngày đăng: 16/07/2011

(Sarocladium oyzae (Sawada) Gums và Hawksworth)

Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu.

Triệu chứng bệnh: ban đầu xuất hiện các vết bầu dục dài hoặc có hình dáng không nhất định dài 0,5 – 1,5 cm. Ở giữa vết màu xám có viền màu nâu hay toàn vết bệnh có màu nâu xẫm. Vết bệnh lớn dần, nối liền nhau và lan ra cả bẹ lá. Bệnh nặng làm bông lúa bị nghẽn, trỗ không thoát khỏi mặt trong của bẹ lá đòng, lá lúa chuyển màu vàng, bông không trỗ thoát có bám đầy nấm màu trắng; còn bông trỗ được thì một phần hạt bị lửng. Cây đã bị bệnh này vẫn có thể bị sâu đục thân hoặc các vết thương khác ở gần gốc. Bệnh này cũng có thể phát sinh trên cây đã bị nhiệm các bệnh viurus.

Điều kiện phát sinh: bệnh hại nặng trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao, vì vậy chủ yếu hại năng trong vụ mùa. Các giống lúa thuần Trung Quốc, lúa nếp, các giống: CR 203, Bao thai… đều là các giống bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng trừ:

● Pha 1 trong các loại thuốc sau với 20 lít nước phun cho 1 sào:

+ Hynosan 40EC, liều lượng 50-70 cc.

+ Tilsupec 300ND, liều lượng 19-20 cc.

+ Anvil 5SC, sử dụng 25-30 cc.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh nặng phải phun kép 2 lần, lần hai cách lần một khoảng 6-7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột

Muốn phòng trừ chuột có kết quả, không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được, mà chúng ta phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý trong Quy trình quản lý tổng hợp mới mong giải quyết được

19/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch là từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó cần tiếp tục xử lý

20/01/2011
Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn

Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều

20/01/2011
Bọ Trĩ Hại Lúa Bọ Trĩ Hại Lúa

Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, lúa sạ bị hại nặng hơn lúa cây. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được

26/07/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại

Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié.

19/01/2011