Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh Nấm Phytophthora Palmivora Tàn Phá Cây Ăn Quả

Bệnh Nấm Phytophthora Palmivora Tàn Phá Cây Ăn Quả
Ngày đăng: 07/05/2011

Đạ Huoai, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất ở Lâm Đồng, đang tiếp tục bị thiệt hại nặng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra trên diện rộng.

Đáng chú ý, hiện tượng bệnh nấm gây hại tại hầu hết tám xã và hai thị trấn của huyện đã kéo dài hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Phytophthora Palmivora là loại nấm gây bệnh cây trồng tồn tại trong đất và có khả năng gây hại cho hầu hết các loại cây trồng trên vùng đất có nấm. Sầu riêng đang là giống cây bị nấm tấn công mạnh nhất.

phytophthora Palmivora.jpg

Theo ông Lê Văn Nam, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đạ Huoai, hiện có ít nhất 20% trong tổng số hơn 1.500ha sầu riêng của huyện bị nấm Phytophthora Palmivora gây hại.

Thông qua nhiều phương thức lây nhiễm (theo nguồn nước, phát tán theo gió, côn trùng hay các tác nhân cơ học...), nấm Phytophthora Palmivora xâm nhập vào cây sầu riêng và gây ra hiện tượng xì mủ trên thân cây.

Sau khi bị nấm xâm nhập, cây trồng sẽ bị chết dần sau thời gian từ 1-2 năm; nếu được đầu tư đầy đủ dinh dưỡng, cây trồng bị nhiễm có thể tự khỏi bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch.

Theo khảo nghiệm của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đối với một số diện tích sầu riêng 10 năm tuổi sau thời gian một năm bị nấm xâm hại, nếu bị nhiễm nấm ở mức nhẹ mỗi cây chỉ đạt sản lượng thu hoạch 19,6 kg/cây và bị bệnh nặng thì năng suất giảm còn 5,8 kg/cây (so với mức thu hoạch trên diện tích không bị bệnh là 48,4 kg/cây).

Phytophtora Palmivora là loại nấm bệnh phát triển rất mạnh trong mùa mưa khi khí hậu có độ ẩm lớn và rất khó chữa trị. Ở huyện Đạ Huoai, trong năm 2010, từng có những nông dân phải chặt bỏ toàn bộ diện tích vườn sầu riêng, mít tố nữ vì không tìm được cách xử lý nấm gây bệnh.

phytophthora-palmivora.png

Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai cũng đã từng tiến hành thử nghiệm dùng hóa chất Alietle, Ridomil MZ 72 WP, Mataxyl 25 WP và Agrifos để diệt trừ nấm gây hại nhưng theo kỹ sư Ngô Huyền Nga (chủ nhiệm đề tài thử nghiệm này), đây là phương án không dễ nhân rộng vì hóa chất sử dụng diệt nấm rất đắt tiền không phù hợp với nông dân có thu nhập thấp; hơn nữa, khi sử dụng các loại hóa chất này trên diện rộng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thiết nghĩ, các cơ quan nghiên cứu khoa học và bảo vệ thực vật cần sớm nghiên cứu phương án diệt trừ nấm Phitophtora Palmivora để giúp nông dân ổn định sản xuất và tránh việc loại nấm gây hại này phát sinh, lây lan ra nhiều địa phương khác.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

26/11/2014
Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

19/06/2014
Giống Ngô Nếp Lai Max 68 Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông Giống Ngô Nếp Lai Max 68 Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

26/11/2014
Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.

19/06/2014
Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

26/11/2014