Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).
Theo nhận định của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trùng lông có thể là tác nhân ban đầu xâm nhập, mở đường cho các tác nhân gây bệnh (nấm Fusarium, vi khuẩn Vibrio) xâm nhập, khiến tôm hùm ở Bình Ba có một số biểu hiện trước khi chết như: bỏ ăn, hoạt động yếu, các vùng sưng do tổn thương có mùi hôi thối... Thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lạ này, qua đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh.
Chi cục khuyến cáo, các hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh cần theo dõi kỹ các lồng bè, nếu có biểu hiện lạ phải báo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những lồng nuôi tôm bị bệnh, cần hạn chế lấy sò làm thức ăn cho tôm, tách những cá thể yếu ra khỏi đàn để điều trị; thu gom xác tôm chết đưa vào bờ, không vứt xuống biển. Đối với đàn tôm có hiện tượng đen mang, đỏ thân, cần điều trị theo phác đồ đã được hướng dẫn...
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội cá tra Việt Nam chính thức ra mắt website thương mại thủy sản Việt Nam nhằm thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm…

Đó là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT) đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ vừa được tổ chức chiều 6/10.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định dù có nhiều lợi thế song do sức cạnh tranh kém, chăn nuôi sẽ là ngành dễ tổn thương nhất khi Việt Nam tham gia hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Với dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm nay đạt 2,2 tỷ USD sẽ chiếm gần 1/2 giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.

Còn nhớ năm 2013, chương trình bảo hiểm nông nghiệp được triển khai rầm rộ trên cây lúa, vật nuôi và thủy sản ở 20 tỉnh, thành phố. Nhưng cho đến nay, sau khi hết thời gian thí điểm, dường như mọi việc lại trở về vị trí ban đầu.