Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh giả sương mai hại bí xanh

Bệnh giả sương mai hại bí xanh
Ngày đăng: 08/10/2015

Vết bệnh trên lá là các chấm nhỏ không màu. Rồi to dần thành hình tròn đa giác hay bất định hoặc bị giới hạn bởi các đường gân thành hình gần vuông mắt sàng, màu xanh trong giọt dầu, có viền vàng.

Sau đó, chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt và cháy khô.

Vết bệnh phát sinh phá hại từ mặt dưới của lá, có thể rải rác hoặc tập trung thành đám, chủ yếu trên ruộng có ngọn bò từ nửa đòn gánh trở lên; tốc độ lây lan nhanh.

Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì toàn cây, thậm chí cả ruộng đều bị hại.

Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây ra. Nấm này luôn sẵn có trên đồng ruộng, khả năng sinh sản mạnh, nhất là trong điều kiện giao mùa từ nóng bức sang mát mẻ và có mưa dông xen kẽ.

Biện pháp khắc phục là thường xuyên thăm đồng, nhận diện được bệnh hại. Nếu ruộng có cây chớm bị, cần tạm dừng bón thúc, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ từ cuống lá bệnh và đem chôn vùi nơi xa ruộng đang trồng.

Đồng thời dùng thuốc XANI zed 72WP và gói bám dính HPC để pha phun trừ; lượng dùng, pha 1 gói XANI zed 72WP loại 20 gr với 1 gói bám dính HPC loại 20 ml vào bình 10 lít nước, phun đẫm đều cho từng bộ phận cây bí. Phun 2 lần vào chiều mát không mưa, lần 2 sau lần 1 từ 2 - 3 ngày.

Dù cây bị bệnh hay không vẫn phải duy trì việc tưới nước qua rãnh và thường xuyên duy trì mực nước ở lưng mắt cá chân, bởi bí xanh rất cần độ ẩm đất.


Có thể bạn quan tâm

'Vua' Rắn Mối Miền Tây Làm Giàu Với Rắn Hổ Hành 'Vua' Rắn Mối Miền Tây Làm Giàu Với Rắn Hổ Hành

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.

14/06/2014
Ninh Bình Kiểm Tra Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Cua Ninh Bình Kiểm Tra Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Cua

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

16/06/2014
Ngành Thủy Sản Duy Trì Tốc Độ Tăng Trưởng Ngành Thủy Sản Duy Trì Tốc Độ Tăng Trưởng

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

16/06/2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

16/06/2014
Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

16/06/2014