Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh giả sương mai hại bí xanh

Bệnh giả sương mai hại bí xanh
Ngày đăng: 08/10/2015

Vết bệnh trên lá là các chấm nhỏ không màu. Rồi to dần thành hình tròn đa giác hay bất định hoặc bị giới hạn bởi các đường gân thành hình gần vuông mắt sàng, màu xanh trong giọt dầu, có viền vàng.

Sau đó, chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt và cháy khô.

Vết bệnh phát sinh phá hại từ mặt dưới của lá, có thể rải rác hoặc tập trung thành đám, chủ yếu trên ruộng có ngọn bò từ nửa đòn gánh trở lên; tốc độ lây lan nhanh.

Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì toàn cây, thậm chí cả ruộng đều bị hại.

Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây ra. Nấm này luôn sẵn có trên đồng ruộng, khả năng sinh sản mạnh, nhất là trong điều kiện giao mùa từ nóng bức sang mát mẻ và có mưa dông xen kẽ.

Biện pháp khắc phục là thường xuyên thăm đồng, nhận diện được bệnh hại. Nếu ruộng có cây chớm bị, cần tạm dừng bón thúc, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ từ cuống lá bệnh và đem chôn vùi nơi xa ruộng đang trồng.

Đồng thời dùng thuốc XANI zed 72WP và gói bám dính HPC để pha phun trừ; lượng dùng, pha 1 gói XANI zed 72WP loại 20 gr với 1 gói bám dính HPC loại 20 ml vào bình 10 lít nước, phun đẫm đều cho từng bộ phận cây bí. Phun 2 lần vào chiều mát không mưa, lần 2 sau lần 1 từ 2 - 3 ngày.

Dù cây bị bệnh hay không vẫn phải duy trì việc tưới nước qua rãnh và thường xuyên duy trì mực nước ở lưng mắt cá chân, bởi bí xanh rất cần độ ẩm đất.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Vùng An Toàn Dịch Bệnh Khó Khả Thi! Xây Dựng Vùng An Toàn Dịch Bệnh Khó Khả Thi!

Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.

14/11/2014
Nhật Bản Khảo Sát Thị Trường Nông Sản Nghệ An Nhật Bản Khảo Sát Thị Trường Nông Sản Nghệ An

Sáng 12/11, đoàn công tác do ông Atsuki Tomoyose - Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu đã có mặt tại Nghệ An trong khuôn khổ chuyến khảo sát, xúc tiến đầu tư.

14/11/2014
Thực Phẩm Bẩn, Mỗi Ngày Cho Chết Một Tí Thực Phẩm Bẩn, Mỗi Ngày Cho Chết Một Tí

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo. Bà Thanh cho hay, đây là vấn đề phải kiểm tra, xử lý thường xuyên. Còn gần Tết thì càng phải kiểm tra, xử lý quyết liệt để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.

14/11/2014
Vạch Trần Đường Dây Buôn Lợn Ốm Chết Đường Đi Của Thịt Bẩn Vạch Trần Đường Dây Buôn Lợn Ốm Chết Đường Đi Của Thịt Bẩn

Nhờ một số lời giới thiệu khá uy tín trong đường dây, chúng tôi tiếp cận lò mổ của ông chủ Viện ở thôn Dũng Tiến, xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu) để khởi đầu cuộc hành trình theo chân thịt lợn ốm chết đi chế biến và tiêu thụ.

14/11/2014
Nghệ An Trúng Vụ Cá Vược Nghệ An Trúng Vụ Cá Vược

HTX Vạn Thành, xã Diễn Vạn, Diễn Châu có 38 hộ nuôi cá mặn lợ với tổng diện tích 10 ha. Đây là vùng nuôi tôm kém hiệu quả nên được đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản như cá vược, cá hồng mỹ, cua… Trong đó diện tích nuôi cá vược là 4 ha, còn lại là nuôi cua và các loại cá khác.

14/11/2014