Bệnh Đen Mang Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn 5 - 8 trong chu kỳ phát triển của ấu trùng, khi ấu trùng bị nhiệm bệnh, hàng ngày khi xi phông bể có thể thấy chết nhiều, trên mặt bể xuất hiện xác tôm chết nổi lên.
Xem trên kính hiển vi thấy nhiều chấm đen trên các tấm mang, bị nặng tôm chế nhiều, cần phát hiện sớm thông qua xem ấu trùng trên kính hiển vi, trị kịp thời sẽ khỏi bệnh. Tác nhân gây bệnh nhiều tác giả cho rằng, do trong thức ăn thiếu hụt vitamin C, cần tăng cường vitamin C cho vào trong thức ăn chế biến.
Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh kết hợp với việc tăng thêm vitamin C trong thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm nâu xuất hiện quanh năm và tấn công từ cà tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.

Hiện nay, bà con nông dân quen nuôi tôm có kích thước từ 3-4 cm trở lên, chưa quen nuôi giống nhỏ, cho nên việc vận chuyển giống lớn phải đảm bảo kỹ thuật mới cho tỷ lệ sống cao.

Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh và cách chữa trị

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).

Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 230C, thích hợp nhất là 28 – 310C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 400C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh.