Bến Tre tích cực ngăn chặn tình trạng mua bán cau non

Lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành điều tra và bước đầu ghi nhận tại TP. Bến Tre có 4 hộ thu mua; Mỏ Cày Nam 1 hộ; Giồng Trôm 2 hộ. Trung bình các hộ này mua mỗi ngày trên dưới 100kg, với giá khoảng 40 ngàn đồng/kg, bán lại cho thương lái các huyện, cả TP. Hồ Chí Minh với giá khoảng 70 ngàn đồng/kg.
Qua trao đổi, các đại lý thu mua thừa nhận rằng, họ chỉ mua và bán cau non xuất sang Trung Quốc kiếm lời chứ không biết khách hàng bên đó mua về để làm gì. Ngoài số thương lái tập trung, có nhiều người khác chạy xe gắn máy đến tận vườn để mua trực tiếp rồi chở đi bán lại.
Còn theo phản ánh của người dân, việc hái bán cau non sẽ ảnh hưởng đến việc cho trái lần sau vì phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới cho trái lại. Thậm chí cây cau sẽ không còn cho trái. Hiện Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phụ trách các huyện, thành phố tiếp tục khảo sát nắm tình hình thương lái mua cau non và các mặt hàng nông sản khác nếu có xuất hiện. Bởi hiện nay, nhiều địa phương thương lái đang thu mua một số mặt hàng như cam non ở Hậu Giang, nụ thanh long để về chế biến trà ở Tiền Giang.
Ngày 15-6-2015, UBND tỉnh cũng có Công văn số 2901 về việc chỉ đạo ngành Nông nghiệp kiểm tra, hướng dẫn người dân không bán cau non. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra, tìm hiểu động cơ thu mua, sử dụng của đối tượng cũng như tác hại nếu có của việc thu hoạch cau non để bán hoặc ảnh hưởng đến các loại hình sản xuất nông nghiệp, để có biện pháp thông tin, ngăn chặn hữu hiệu. Ngoài ra, Sở cần thông tin, hướng dẫn người dân biết các hành vi khác có nguy hại đến sản xuất nông nghiệp như săn bắt các thiên địch của côn trùng, việc bán lá non, bán cọng lá dừa non, nuôi cấy đuông dừa...
Có thể bạn quan tâm

Cảng cá Hòn Rớ, tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang là cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ, sáng nay trở nên nhộn nhịp. Ông Mai Thành Phúc, chủ một tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường Sa cho biết, ngư dân rất phấn khởi vì các chuyến biển cuối năm, giá dầu giảm, giá cá ổn định nên hầu hết đều thắng lớn.

Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.