Bến Tre tích cực ngăn chặn tình trạng mua bán cau non

Lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành điều tra và bước đầu ghi nhận tại TP. Bến Tre có 4 hộ thu mua; Mỏ Cày Nam 1 hộ; Giồng Trôm 2 hộ. Trung bình các hộ này mua mỗi ngày trên dưới 100kg, với giá khoảng 40 ngàn đồng/kg, bán lại cho thương lái các huyện, cả TP. Hồ Chí Minh với giá khoảng 70 ngàn đồng/kg.
Qua trao đổi, các đại lý thu mua thừa nhận rằng, họ chỉ mua và bán cau non xuất sang Trung Quốc kiếm lời chứ không biết khách hàng bên đó mua về để làm gì. Ngoài số thương lái tập trung, có nhiều người khác chạy xe gắn máy đến tận vườn để mua trực tiếp rồi chở đi bán lại.
Còn theo phản ánh của người dân, việc hái bán cau non sẽ ảnh hưởng đến việc cho trái lần sau vì phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới cho trái lại. Thậm chí cây cau sẽ không còn cho trái. Hiện Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phụ trách các huyện, thành phố tiếp tục khảo sát nắm tình hình thương lái mua cau non và các mặt hàng nông sản khác nếu có xuất hiện. Bởi hiện nay, nhiều địa phương thương lái đang thu mua một số mặt hàng như cam non ở Hậu Giang, nụ thanh long để về chế biến trà ở Tiền Giang.
Ngày 15-6-2015, UBND tỉnh cũng có Công văn số 2901 về việc chỉ đạo ngành Nông nghiệp kiểm tra, hướng dẫn người dân không bán cau non. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra, tìm hiểu động cơ thu mua, sử dụng của đối tượng cũng như tác hại nếu có của việc thu hoạch cau non để bán hoặc ảnh hưởng đến các loại hình sản xuất nông nghiệp, để có biện pháp thông tin, ngăn chặn hữu hiệu. Ngoài ra, Sở cần thông tin, hướng dẫn người dân biết các hành vi khác có nguy hại đến sản xuất nông nghiệp như săn bắt các thiên địch của côn trùng, việc bán lá non, bán cọng lá dừa non, nuôi cấy đuông dừa...
Có thể bạn quan tâm

Khối các quốc gia Bắc Thái Bình Dương có hoạt động khai thác được gọi là PNA, đã đưa ra các biện pháp để duy trì trữ lượng và chia sẻ hạn ngạch khai thác cá ngừ hiện có cho các quốc gia địa phương, chứ không phải là nguồn tài nguyên này được khai thác bởi các quốc gia xa xôi.

Trong việc đấu thầu để giảm sản lượng khai thác các loài cá ngừ quan trọng ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to), Tổ chức Diễn đàn Nghề cá Thái Bình Dương (FFA) đang thử nghiệm Đề án Ngày hoạt động của tàu (VDS).

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.