Bến Tre Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn Dừa Đạt Hiệu Quả

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).
Cơ quan chủ trì đã tổ chức 8 lớp tập huấn, 4 cuộc hội thảo về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa; kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, quản lý nguồn nước, cách thức cho ăn, quản lý ao nuôi, thu hoạch; cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho tôm càng xanh. Dự án thả nuôi 800 ngàn con, tôm bắt đầu nuôi kích cỡ từ 2 - 3 cm, tỷ lệ sống trên 60%, cỡ thu hoạch 30 con/kg, năng suất đạt 660 kg/ha.
Xã Phước Hiệp có 33 hộ tham gia Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh. Năm 2003, ông Bùi Văn Len, ở ấp An Thới nuôi 500 con trên diện tích 500 m2 thu được 20 kg, lời 7 triệu đồng. “Năm 2013, tôi bán tôm càng xanh loại I được 400 ngàn đồng/kg. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi tôm càng xanh do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tập huấn mà tôi có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa” - ông Len nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang Tuyến, Chủ nhiệm Dự án, Dự án này nhận được sự ủng hộ khá cao của người nuôi tôm. Người nuôi tôm có lợi nhuận, nhận thức ngày càng tốt hơn trong quá trình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. Qua đó, góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.