Bến Tre Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn Dừa Đạt Hiệu Quả

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).
Cơ quan chủ trì đã tổ chức 8 lớp tập huấn, 4 cuộc hội thảo về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa; kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, quản lý nguồn nước, cách thức cho ăn, quản lý ao nuôi, thu hoạch; cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho tôm càng xanh. Dự án thả nuôi 800 ngàn con, tôm bắt đầu nuôi kích cỡ từ 2 - 3 cm, tỷ lệ sống trên 60%, cỡ thu hoạch 30 con/kg, năng suất đạt 660 kg/ha.
Xã Phước Hiệp có 33 hộ tham gia Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh. Năm 2003, ông Bùi Văn Len, ở ấp An Thới nuôi 500 con trên diện tích 500 m2 thu được 20 kg, lời 7 triệu đồng. “Năm 2013, tôi bán tôm càng xanh loại I được 400 ngàn đồng/kg. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi tôm càng xanh do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tập huấn mà tôi có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa” - ông Len nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang Tuyến, Chủ nhiệm Dự án, Dự án này nhận được sự ủng hộ khá cao của người nuôi tôm. Người nuôi tôm có lợi nhuận, nhận thức ngày càng tốt hơn trong quá trình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. Qua đó, góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.

Nông nghiệp là một ngành phát triển cao ở Israel: nước này là nhà xuất khẩu các sản phẩm tươi sống quan trọng, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ nông nghiệp dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho SXNN.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, SN 1978 ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp (Núi Thành, Quảng Nam) là người tiên phong nuôi gà Đông Tảo tại địa phương.

Nhiều mẫu thịt lợn được kiểm nghiệm trên thị trường phát hiện dư lượng chất cấm và kháng sinh cao. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người chăn nuôi đã tự ý cho những chất này vào thức ăn.

Các chuyên gia đã đến khảo sát, tìm hiểu cách thức nuôi và ấp trứng rắn tại trại nuôi rắn hổ đất của anh Nguyễn Trung Quốc và cơ sở nuôi rắn ráo trâu của anh Huỳnh Văn Miên cùng ở ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Đây là hai cơ sở nuôi rắn lớn nhất tỉnh Cà Mau.