Bế Mạc Festival Thủy Sản Việt Nam

* Trao bằng khen cho nhà tài trợ kim cương là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Đêm 2/4, chương trình nghệ thuật “Hương sắc của biển” tại quảng trường 1/4 (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã khép lại chuỗi 18 sự kiện tại Festival Thủy sản Việt Nam tại Phú Yên 2014 kéo dài từ 27/3 đến 2/4.
Phát biểu tại đêm bế mạc, ông Trần Quang Nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: “Festival Thủy sản Việt Nam - Phú Yên là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghề khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương giữa ngư dân các làng biển với các DN thu mua chế biến thuỷ sản, liên kết hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, tôn vinh các giá trị di sản văn hoá miền biển. Qua đây, tỉnh Phú Yên có dịp giới thiệu nét đặc sắc văn hóa biển, con người Phú Yên”.
Dịp này, Ban tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên cũng đã trao tặng bằng khen của Bộ NN-PTNT cho các nhà tài trợ góp phần trong thành công của Festival, trong đó có 2 nhà tài trợ kim cương là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam và Tập đoàn kinh tế Xuân Thành.
Ngoài ra, còn có các nhà tài trợ vàng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; nhà tại trợ bạc: Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Công Nghiệp KCP Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam...
Chương trình nghệ thuật “Hương sắc của biển” tại quảng trường 1/4 (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã khép lại chuỗi 18 sự kiện tại Festival Thủy sản Việt Nam tại Phú Yên 2014.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.

Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2014, diện tích thanh long trồng mới ở các địa phương khoảng 3.376 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh lên 23.927 ha. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, đồng nghĩa với tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên thanh long ngày càng phức tạp, nhất là bệnh đốm trắng, thán thư, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Khoảng một tuần nay nhiều nơi ở ĐBSCL có mưa liên tục làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa hè thu. Chiều 22-6, ông Trần Điền Lang, Trưởng ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (Cần Thơ) cho biết, mưa dầm đã làm lúa bị đỗ ngã hàng loạt khiến chi phí thu hoạch tăng cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng.