BDSTAR Khảo Nghiệm 150 Ha Giống Mì Mới

Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).
Kết quả khảo nghiệm rất khả quan. Các giống mì mới như: KM 140, KM 419, Lay Joong 09 đạt năng suất bình quân từ 30 - 50 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trên 30%. Thực tế sản xuất tại địa phương cũng cho ,thấy các giống mì mới đưa vào khảo nghiệm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương, có thể trồng rải vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất liên tục của nhà máy.
Từ niên vụ sản xuất 2015 - 2016, BDSTAR sẽ cung cấp hom giống mì mới miễn phí cho nông dân tại các địa phương trong tỉnh sản xuất khoảng 1.000 ha.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.