Bayer Việt Nam hỗ trợ lúa giống cho nông dân bị thiệt hại

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Kiên Giang, vào năm 2013, có 23 hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thuận kiến nghị về việc sử dụng giống lúa lai F1 Arize B-TE1, do Cty Bayer Việt Nam phân phối, nhưng khi lúa ở giai đoạn trổ thì có hiện tượng trổ không đều làm ảnh hưởng đến năng suất.
Việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên không kết thúc và kéo dài cho đến nay. Sở NN-PTNT Kiên Giang đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt - BVTV xác minh kiến nghị của bà con nông dân, kết quả nguyên nhân không phải do chất lượng giống mà do kỹ thuật canh tác của nông dân và thời tiết thời điểm lúa trổ.
Tuy nhiên, Cty Bayer Việt Nam cũng đã thống nhất hỗ trợ 50% số lượng giống lúa Arize B-TE1 trên diện tích đã gieo sạ năm 2013 là 19,3 ha, tương đương 300 kg, để nông dân tái đầu tư sản xuất vụ mùa (vụ lúa tôm) năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.