Bẫy bả diệt côn trùng bằng hạt na

Linh Sỹ Hải, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Võ Nhai (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) là người trẻ tuổi nhất năm 2015 được Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam trao giải “Trí thức vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn” cho công trình nghiên cứu “Bẫy bả diệt côn trùng bằng hạt na”.
Sáng tạo này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm tại địa phương, diệt côn trùng gây hại quả mang lại hiệu quả cao.
Côn trùng gây hại thường đẻ trứng vào quả, sau biến thành giòi làm cho quả thối nhũn dẫn tới mùa màng thất thu.
Để diệt côn trùng, người nông dân phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
Ý tưởng của Linh Sỹ Hải xuất phát từ sự mong muốn tiêu diệt các loại sâu đục quả mà không cần dùng tới thuốc bảo vệ thực vật.
Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, bẫy bả chua ngọt diệt côn trùng đục quả chế biến từ hạt na ra đời.
Linh Sỹ Hải cho biết: Hạt na rất nhiều và dễ kiếm, nhưng thường sẽ bị bỏ đi vì mọi người chưa biết được tác dụng của nó có thể sử dụng để diệt trừ những côn trùng gây hại trên chính vườn cây ăn quả của mình.
Bẫy bả chua ngọt diệt côn trùng của Linh Sỹ Hải có ưu thế hơn hẳn so với các loại bẫy bả đang có trên thị trường và dễ SX, nông dân dễ áp dụng.
Nguyên liệu đầu tiên chế biến bẫy bả là dung dịch dẫn dụ thu hút côn trùng thường được sử dụng như đường trắng, rỉ mật ủ lên men từ 2 - 3 ngày.
Hạt na ngâm rượu trắng từ 40 độ trở lên trong khoảng một tuần, sau đó xay nhuyễn để thêm một tuần nữa.
Khoảng hai tuần thì mang dung lịch lọc bỏ bã rồi trộn với nguyên liệu dẫn dụ sẽ tạo thành hỗn hợp bả có mùi thơm hấp dẫn, thu hút côn trùng.
Khi sử dụng trong các vườn cây ăn quả, nông dân chỉ cần chia loại bả này vào các khay nhỏ treo lên cành cây, tránh ánh nắng mặt trời.
Khi côn trùng ăn phải, chất độc trong bẫy bả sẽ tiêu diệt chúng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, bẫy bả chua ngọt chế biến từ hạt na đã dẫn dụ, tiêu diệt nhiều loại côn trùng đục quả.
Loại bả sinh học này sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên nông dân dễ dàng áp dụng.
Sáng kiến của Linh Sỹ Hải đang được nông dân nhiều nơi áp dụng thành công nhằm bảo vệ vườn cây ăn quả.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.