Bát Xát (Lào Cai) trồng mới 200 ha cây chuối mô

Cây chuối mô mang lại thu nhập cao cho nông dân huyện Bát Xát (Lào Cai).
Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 huyện Bát Xát thực hiện quy hoạch vùng phát triển cây chuối và vận động nhân dân trồng mới 200 ha tại các xã Cốc Mỳ (hơn 100 ha), Cốc San (40 ha), A Mú Sung và Nậm Chạc mỗi xã 30 ha, nâng tổng diện tích trồng cây chuối mô trên địa bàn huyện lên hơn 700 ha.
Diện tích chuối trồng mới sẽ được nhân dân bắt đầu trồng vào đầu tháng 5 tới, nông dân sẽ được huyện hướng dẫn kỹ thụât trồng, chăm sóc để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Được biết, năng suất chuối mô của huyện Bát Xát đạt khoảng 25 tấn – 30 tấn/ha, mang lại thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha cho người dân. Trồng chuối mô hiện đang được huyện Bát Xát xem là cây trồng chủ đạo, để nâng cao thu nhập theo tiêu chí nông thôn mới cho người dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngành chức năng đã liên tục cảnh báo về sự suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm, đồng thời kêu gọi sự vào cuộc của cả cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hơn tài nguyên nước.

Thời gian qua, để giúp nông dân nắm vững khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa có chất lượng vào sản xuất, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tập huấn ICM, hội thảo đầu bờ, xây dựng mô hình trình diễn…

Theo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thì trong giai đoạn 2011-2013, ngành đã triển khai thực hiện được 3 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, 4 đề tài KH&CN cấp tỉnh và 3 nhiệm vụ hỗ trợ phát triển KH&CN cấp cơ sở.

Tại Hội thảo “Giới thiệu công nghệ sản xuất nông sản an toàn và bảo vệ môi trường” được tổ chức mới đây ở thị xã Gia Nghĩa, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã cho rằng, Đắk Nông có những lợi thế lớn trong việc trồng cây ca cao.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.