Bát Xát (Lào Cai) Trồng 50 Ha Lúa Mỳ Vụ Đông

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.
Lúa mỳ là cây trồng quen thuộc với người dân vùng cao Bát Xát, cách đây vài chục năm bà con đã trồng lúa mỳ để làm lương thực, thân cây làm thức ăn cho gia súc.
Theo tính toán và kinh nghiệm sản xuất, mỗi ha lúa mỳ sẽ cho thu hoạch 40 - 50 tạ, với giá bán tương đương ngô hạt, thu nhập bình quân đạt từ 23 - 30 triệu đồng.
Đây là chương trình liên kết thị trường thuộc Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, hỗ trợ tăng vụ diện tích đất ruộng 1 vụ vùng cao. Dự án sẽ hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, thị trường hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) xuất hiện cây nho đen thân gỗ thu hút thị hiếu của khách hàng.

Lên với huyện miền núi Nghĩa Đàn (Nghệ An) vào những ngày này mọi người không khỏi ngỡ ngàng bởi những vườn cam trĩu quả, mọng vàng với hương cam thoảng dịu trong nắng.

Để làm thịt lợn rừng giả, thương lái dùng đèn khò thui lớp da bên ngoài cho có màu vàng, tiếp đến dùng kim bắn lông 3 chấu cho giống thịt lợn rừng thật rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Với kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam canh, nhưng ông Lê Văn Nếp (66 tuổi) ở thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai vẫn không thể hiểu được vì sao cam vườn nhà mấy năm gần đây mất mùa liên tục.

Theo Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, không chỉ thiếu hụt về lượng mưa, tình trạng xâm nhập mặn năm nay sẽ đến sớm và diễn biến gay gắt hơn nhiều năm trước, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất các tỉnh ven biển ở vùng ĐBSCL.