Bật mí mẹo trồng dứa tại gia chỉ với 5 bước cực đơn giản

Dứa là loại trái cây ngon ngọt, giàu dinh dưỡng và mang lại vô số những lợi ích sức khỏe.
Thậm chí, một số người còn xem dứa như một loại trái cây "thần dược" bởi công dụng mà chúng mang lại.
Trồng dứa sạch làm cảnh trong nhà đã không còn là chuyện quá xa lạ đối với nông dân thành phố. Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng mà trái dứa mang lại, chúng còn giúp trang trí, làm xanh không gian.
Đừng ngần ngại gì mà không thử trồng những trái dứa này, bạn nhé!
Để trồng dứa từ thân, bạn chỉ cần làm theo những bước đơn giản dưới đây:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
+ Đất trồng cây: Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt.
+ Chậu hoa
+ Dứa cả quả và phần thân lá: Tìm một quả dứa to, chín vàng, mắt thưa to đều, cuống nhỏ, búng quả kêu bộp bộp.
+ Xẻng xới đất
+ Cốc nhỏ
+ Dao
2. Tiến hành trồng:
Bước 1: Trước tiên, vặn phần thân lá ra khỏi quả dứa, chú ý vặn khéo không để gẫy giữa thân cây.
Dùng dao cắt bỏ phần đế vừa cắt từ thân lá và bóc một vài lá dứa ở đầu vết cắt.
Bước 2: Đổ nước vào cốc và đặt thân dứa vào trong cốc, sử dụng 3-4 que xiên đều vào giữa phần đầu trái dứa như trên hình
Bước 3: Đặt phần đầu vào trong bát nước và để ở khu vực cửa sổ nhiều nắng trong ba ngày.
Bạn nhớ cần thay nước hàng ngày trong suốt những ngày đầu để không thối nước, làm chết cây.
Bước 4: Đổ đất vào trong chậu và trồng dứa với một chiếc xẻng nhỏ.
Cắt hết phần lá dứa khô và đặt chậu vào một góc thích hợp trong nhà.
Trồng phần đầu vào bầu đất.
Nếu vẫn chưa nhìn thấy các gốc dứa đâm chồi thì bạn cũng đừng lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng mọc ra sau ba ngày được kích thích bởi nước và ánh sáng.
Lưu ý, bạn không cần tưới nước quá thường xuyên hàng ngày, chỉ cần tưới nước 2 lần/ tuần để đảm bảo lượng nước đủ cung cấp cho cây.3.Chăm sóc và thu hoạch
Bước 5: Dứa trồng trong chậu có thể cho quả, nhưng thời gian có thể dài hơn bình thường.
Bạn nên tạo môi trường thuận lợi như ánh sáng, dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp để dứa sinh trưởng tốt và cho quả.
Nên bón phân 3 lần/năm: đầu, giữa và cuối mùa mưa, ngoài ra có thể bón phân một lần sau khi hoa nở xong để nuôi quả.
Một chậu dứa nhỏ xinh trồng ở góc nhà có thể phát triển trong khoảng 24-36 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, đa số nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đều trúng mùa và bán được giá. Với thời gian từ 2 đến 2 tháng rưỡi, mỗi ao nuôi từ 2.000m2 - 2.500m2, nông dân thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng trở lên.

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…

Ngày 16-1, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vì vi phạm về chất lượng sản phẩm.