Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bật mí mẹo trồng dứa tại gia chỉ với 5 bước cực đơn giản

Bật mí mẹo trồng dứa tại gia chỉ với 5 bước cực đơn giản
Ngày đăng: 19/10/2015

Dứa là loại trái cây ngon ngọt, giàu dinh dưỡng và mang lại vô số những lợi ích sức khỏe.

Thậm chí, một số người còn xem dứa như một loại trái cây "thần dược" bởi công dụng mà chúng mang lại.

Trồng dứa sạch làm cảnh trong nhà đã không còn là chuyện quá xa lạ đối với nông dân thành phố. Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng mà trái dứa mang lại, chúng còn giúp trang trí, làm xanh không gian.

Đừng ngần ngại gì mà không thử trồng những trái dứa này, bạn nhé!

Để trồng dứa từ thân, bạn chỉ cần làm theo những bước đơn giản dưới đây:

1. Chuẩn bị dụng cụ:

+ Đất trồng cây: Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt.

+ Chậu hoa

+ Dứa cả quả và phần thân lá: Tìm một quả dứa to, chín vàng, mắt thưa to đều, cuống nhỏ, búng quả kêu bộp bộp.

+ Xẻng xới đất

+ Cốc nhỏ

+ Dao

2. Tiến hành trồng:

Bước 1: Trước tiên, vặn phần thân lá ra khỏi quả dứa, chú ý vặn khéo không để gẫy giữa thân cây.

Dùng dao cắt bỏ phần đế vừa cắt từ thân lá và bóc một vài lá dứa ở đầu vết cắt.

Bước 2: Đổ nước vào cốc và đặt thân dứa vào trong cốc, sử dụng 3-4 que xiên đều vào giữa phần đầu trái dứa như trên hình

Bước 3: Đặt phần đầu vào trong bát nước và để ở khu vực cửa sổ nhiều nắng trong ba ngày.

Bạn nhớ cần thay nước hàng ngày trong suốt những ngày đầu để không thối nước, làm chết cây.

Bước 4: Đổ đất vào trong chậu và trồng dứa với một chiếc xẻng nhỏ.

Cắt hết phần lá dứa khô và đặt chậu vào một góc thích hợp trong nhà.

Trồng phần đầu vào bầu đất.

Nếu vẫn chưa nhìn thấy các gốc dứa đâm chồi thì bạn cũng đừng lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng mọc ra sau ba ngày được kích thích bởi nước và ánh sáng.

Lưu ý, bạn không cần tưới nước quá thường xuyên hàng ngày, chỉ cần tưới nước 2 lần/ tuần để đảm bảo lượng nước đủ cung cấp cho cây.3.Chăm sóc và thu hoạch

Bước 5: Dứa trồng trong chậu có thể cho quả, nhưng thời gian có thể dài hơn bình thường.

Bạn nên tạo môi trường thuận lợi như ánh sáng, dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp để dứa sinh trưởng tốt và cho quả.

Nên bón phân 3 lần/năm: đầu, giữa và cuối mùa mưa, ngoài ra có thể bón phân một lần sau khi hoa nở xong để nuôi quả.

Một chậu dứa nhỏ xinh trồng ở góc nhà có thể phát triển trong khoảng 24-36 tháng.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

22/03/2013
Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

31/08/2013
Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

05/09/2013
Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

23/03/2013
Nhiều Nông Dân Chọn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thay Thế Tôm Sú Nhiều Nông Dân Chọn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thay Thế Tôm Sú

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

06/09/2013