Bắt mắt như trái ớt lồng sản vật lạ miền núi xứ Quảng

Dù trên đường đi, già Đinh Thị Hiu (61 tuổi, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) đã bày tỏ sự tiếc nuối:
"Bây giờ cuối mùa rồi nên trái không nhiều, chứ khoảng hơn 1 tháng trước mà đến thì trái níu cả cành xuống đất, đủ màu đẹp lắm", thế nhưng khi tận mắt chứng kiến, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về giống ớt lạ này.
Theo lời già Hiu, sở dĩ gọi là ớt lồng vì trái tròn nhỏ và có nhiều màu sắc khác nhau giống như lồng đèn.
Ớt lồng mọc hoang dại, tự nhiên ngoài rừng với chiều cao trung bình khoảng 0,5m.
Hình dáng, màu sắc và mùi vị của loại ớt đặc biệt này khác hẳn ớt thường.
Qua quan sát thì kích cỡ trung bình của ớt lồng như trái cà pháo và lớn nhất thì bằng ngón chân cái người lớn, hình tròn phía trên nhưng ở dưới dài ra như một cái núm.
Khi còn non thì ớt có màu đục ngà, sau đó là tím và cuối cùng là đỏ.
Ớt lồng bắt đầu mọc từ mùa mưa năm trước, đến khoảng tháng 6 năm sau thì bắt đầu cho trái thu hoạch, kéo dài đến khoảng tháng 9 thì dứt.
Sau đó cây tàn lụi, rồi chết.
Khác với ớt xiêm rừng tí hon, ớt lồng giòn, cay nhẹ và có vị ngọt.
Công dụng của nó ngoài để ăn sống còn được dùng làm gia vị trong chế biến với các loại thực phẩm, như cá, thịt...
Lượng ớt lồng bỏ vào món ăn thường khá nhiều, khi đó thực phẩm nấu chung sẽ ngọt, ngon hơn.
Ớt lồng có nhiều màu sắc khác nhau.
Dù được xem là "thủ phủ" của loại ớt này, thế nhưng không phải nơi nào ở huyện Sơn Tây cũng có ớt lồng mọc.
Tùy theo cây lớn, nhỏ mà lượng trái thu hoạch khác nhau.
Thế nhưng theo người dân ở xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, dù ít thì lượng trái thu hoạch cũng được gần 1kg/lần.
Theo đó, mỗi đời cây cũng cho từ 2-4 kg trái/năm.
Tuy ớt lồng là một trong những loại đặc sản, thế nhưng hầu hết các gia đình người Ca Dong ở Sơn Tây cho biết loại này bà con gần như không mang đi bán mà chỉ hái về sử dụng trong gia đình và để làm quà cho người thân ở miền xuôi, hoặc vùng lân cận mà thôi.
Ớt lồng thường được đồng bào Ca Dong dành làm quà tặng cho người miền xuôi.
Theo đó, sau những chén rượu thơm lừng để mời khách đến thăm uống đến mềm môi, khi ra về gia chủ nơi đây còn không quên dúi cho khách những bọc, cành trái ớt lồng gọi là quà để mang về cho người thân.
Có thể bạn quan tâm

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Lẽ ra vào thời điểm này, bà con nông dân ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang hối hả xuống giống vụ hè thu, nhưng hiện nay hàng nghìn héc ta đất canh tác trên địa bàn huyện phải bỏ hoang, ruộng khô cỏ cháy.