Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời

Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời
Ngày đăng: 28/06/2013

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Tuy nhiên, cũng có những đánh giá "nghịch nhĩ", như tụt lùi trong bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh, chi phí giao dịch và nhất là chi phí ngầm của doanh nghiệp (DN) cao, trình độ quản lý kém, thủ tục hành chính còn phiền hà… Nhưng, nếu trong điều kiện "thuận buồm, xuôi gió", những lời chê thường "chìm" dưới lời khen.

Chỉ đến khi "tai biến" dẫn đến "đột quỵ", thì không ít DN mới thấy mình không "khỏe" như các lời khen thường thấy, nhất là vào thời điểm như hiện nay, cùng lúc điệp khúc "thiếu, tăng" đều đã "đổ" vào DN: nào là thiếu nhân lực, tăng giá đầu vào, tăng lãi suất vay vốn... và thế là đã có nhiều DN lên tiếng về những nguy cơ gây đình đốn trong sản xuất, kinh doanh...

Trước thực tế trên, cấp có thẩm quyền đã đề nghị một số ngành, trong đó có ngành công nghiệp cần so sánh cơ cấu giá thành sản phẩm được sản xuất trong nước với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong khu vực, hoặc thế giới. Đồng thời cảnh báo, không nên thỏa mãn khi thấy sản phẩm của chúng ta đã bán được trên thị trường thế giới. Cũng không thể đơn giản thấy sản phẩm của một số nước trong khu vực rẻ hơn sản phẩm trong nước là các DN lại kiến nghị ngành chức năng giúp đỡ.

Nếu so sánh kỹ sẽ thấy trong cơ cấu giá thành, giá nhân công của chúng ta còn thấp, nhưng giá thuê mặt bằng sản xuất lại cao? Những chi phí giao dịch (cả những chi phí ngầm không biết hạch toán vào đâu) cũng quá cao? Đó là chưa kể các DN nước ngoài kinh doanh với nguồn vốn dài hạn, lãi suất ổn định, còn các DN của chúng ta dựa quá nhiều vào vốn ngắn hạn, nên chỉ cần biến động nhỏ trên thị trường vốn, lập tức sản xuất, kinh doanh xáo trộn ngay.

Thường thì người ta chỉ thấy mình thật sự yếu mới chịu đi khám bệnh. Tuy nhiên, muốn tìm đúng bệnh cần phải khám định kỳ. Có lẽ, đây là thời điểm để các ngành sản xuất, kinh doanh nghiêm túc nhìn lại mình để có kế hoạch tái cấu trúc DN. Vì thế, ngoài sự nỗ lực của mỗi DN, các hiệp hội, các ngành chức năng cũng cần hỗ trợ để giúp các DN vượt qua cơn "bĩ cực".


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau VietGAP Phải Để Ý... Gà Trồng Rau VietGAP Phải Để Ý... Gà

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

30/05/2012
Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

24/09/2012
Dứa Giảm Giá Tệ Hại Dứa Giảm Giá Tệ Hại

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

12/03/2012
Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.

30/05/2012
Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi "Kép"

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện.

26/09/2012