Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời

Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời
Ngày đăng: 28/06/2013

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Tuy nhiên, cũng có những đánh giá "nghịch nhĩ", như tụt lùi trong bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh, chi phí giao dịch và nhất là chi phí ngầm của doanh nghiệp (DN) cao, trình độ quản lý kém, thủ tục hành chính còn phiền hà… Nhưng, nếu trong điều kiện "thuận buồm, xuôi gió", những lời chê thường "chìm" dưới lời khen.

Chỉ đến khi "tai biến" dẫn đến "đột quỵ", thì không ít DN mới thấy mình không "khỏe" như các lời khen thường thấy, nhất là vào thời điểm như hiện nay, cùng lúc điệp khúc "thiếu, tăng" đều đã "đổ" vào DN: nào là thiếu nhân lực, tăng giá đầu vào, tăng lãi suất vay vốn... và thế là đã có nhiều DN lên tiếng về những nguy cơ gây đình đốn trong sản xuất, kinh doanh...

Trước thực tế trên, cấp có thẩm quyền đã đề nghị một số ngành, trong đó có ngành công nghiệp cần so sánh cơ cấu giá thành sản phẩm được sản xuất trong nước với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong khu vực, hoặc thế giới. Đồng thời cảnh báo, không nên thỏa mãn khi thấy sản phẩm của chúng ta đã bán được trên thị trường thế giới. Cũng không thể đơn giản thấy sản phẩm của một số nước trong khu vực rẻ hơn sản phẩm trong nước là các DN lại kiến nghị ngành chức năng giúp đỡ.

Nếu so sánh kỹ sẽ thấy trong cơ cấu giá thành, giá nhân công của chúng ta còn thấp, nhưng giá thuê mặt bằng sản xuất lại cao? Những chi phí giao dịch (cả những chi phí ngầm không biết hạch toán vào đâu) cũng quá cao? Đó là chưa kể các DN nước ngoài kinh doanh với nguồn vốn dài hạn, lãi suất ổn định, còn các DN của chúng ta dựa quá nhiều vào vốn ngắn hạn, nên chỉ cần biến động nhỏ trên thị trường vốn, lập tức sản xuất, kinh doanh xáo trộn ngay.

Thường thì người ta chỉ thấy mình thật sự yếu mới chịu đi khám bệnh. Tuy nhiên, muốn tìm đúng bệnh cần phải khám định kỳ. Có lẽ, đây là thời điểm để các ngành sản xuất, kinh doanh nghiêm túc nhìn lại mình để có kế hoạch tái cấu trúc DN. Vì thế, ngoài sự nỗ lực của mỗi DN, các hiệp hội, các ngành chức năng cũng cần hỗ trợ để giúp các DN vượt qua cơn "bĩ cực".


Có thể bạn quan tâm

Nông dân U Minh trúng đậm vụ hoa màu Nông dân U Minh trúng đậm vụ hoa màu

Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hoa màu, tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Hội, năng suất ước đạt từ 1,5 – 2 tấn/công, một số loại hoa màu đạt 2,5 tấn/công.

11/10/2015
Ẩn họa giống rau mầm nhập ngoại Ẩn họa giống rau mầm nhập ngoại

Mặc dù Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói rằng rau mầm rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu sản xuất đại trà thông qua lạm dụng hóa chất kích thích sẽ là ẩn họa khó lường...

11/10/2015
Trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống diện tích trên 10.000 héc-ta Trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống diện tích trên 10.000 héc-ta

Theo Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Đến nay, phong trào lai tạo, sản xuất giống lúa phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống với diện tích trên 10.000 héc-ta, đáp ứng 95% lượng giống các loại.

11/10/2015
Căng thẳng vụ đông xuân Căng thẳng vụ đông xuân

Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.

11/10/2015
Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao

Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.

11/10/2015