Bất Chấp Khuyến Cáo, Hàng Trăm Hộ Dân Có Nguy Cơ Mất Trắng

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.
Nhiều nông dân ở huyện Hồng Ngự nhận định tình hình nước lũ năm 2013 nhỏ nên xuống giống vụ thu đông ngoài đê bao, trái với chủ trương của chính quyền địa phương. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự, vụ lúa thu đông này, toàn huyện có hơn 403ha gieo sạ ngoài chủ trương, tập trung nhiều nhất ở xã Thường Phước 1 và Thường Thới Hậu B. Mặc dù từ đầu mùa, chính quyền địa phương đã tổ chức họp dân thông báo, tuyên truyền chủ trương không xuống giống ở những nơi không sản xuất vụ 3, tuy nhiên hàng trăm hộ dân vẫn cứ làm “liều”.
Nhiều hộ nông dân cho rằng mực nước lũ năm ngoái nhỏ, từ đó dự báo năm nay nước lũ sẽ tiếp tục nhỏ nên đã bắt tay vào sản xuất. Nông dân Trần Văn Nghe ở ấp 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự có 15 công ruộng, cho biết: “Đây là năm đầu tiên tôi “liều” xuống giống theo những hộ khác. Trong lòng cũng hồi hộp dữ lắm! Nếu nước mà tràn bờ là mất trắng...”. Hợp tác xã ấp 1 (xã Thường Phước 1) không chủ trương bơm nước vào ruộng nhưng nhiều nông dân tận dụng các đợt mưa nước ứ đọng để xuống giống. Trước tình hình này, chính quyền địa phương yêu cầu nông dân làm cam kết nếu xảy ra thiên tai nông dân hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Huyện Hồng Ngự là huyện đầu nguồn lũ của tỉnh Đồng Tháp nên lượng nước từ thượng nguồn đổ về rất mạnh, các khu đê bao lửng không cho sản xuất lúa vụ 3 nhằm hạn chế dòng chảy. Hiện nay, địa phương có kế hoạch chủ động phòng ngừa “cứu” dân. Ông Nguyễn Văn Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Thường Phước 1, cho biết: “Nông dân lỡ “liều” rồi chính quyền phải “cứu” dân trong lúc này. Trước mắt xã cho lắp vá lại đê bao ở những nơi xung yếu. Dự kiến, xã sẽ trích kinh phí khoảng 50 triệu đồng để gia cố lại đê bao, trang bị hệ thống máy bơm chống úng sẵn sàng rút nước.
Ông Phạm Minh Hiệp, Chủ tịch UBND xã Thường Thới Hậu B, cho biết: Địa phương tăng cường công tác chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp Ban nhân dân các ấp tổ chức tuần tra, kiểm tra lại hệ thống đê bao, các cống nhằm đảm bảo cho người dân thu hoạch lúa giảm đến mức thấp nhất thiệt hại. Nếu nước lũ lên cao gây ngập diện tích này, địa phương sẽ chỉ đạo các ngành quân sự, đoàn thể phối hợp với Đồn Biên phòng giúp dân thu hoạch lúa.
Ông Nguyễn Văn Buôn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự, cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo xã kiểm tra, vá đê bao sử dụng ngân sách của xã, củng cố lại các trạm bơm chuẩn bị cho công tác tháo úng khi mưa xảy ra hoặc nước lũ tràn về giúp dân ăn chắc vụ lúa này.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?