Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất cập giá thức ăn chăn nuôi

Bất cập giá thức ăn chăn nuôi
Ngày đăng: 07/09/2015

Từ đầu năm 2015, Chính phủ đã miễn thuế VAT 5% cho mặt hàng này, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn viện ra nhiều lý do để không giảm giá thức ăn chăn nuôi hoặc chỉ giảm lấy lệ.

Thức ăn chăn nuôi bị làm giá

Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, đầu năm 2015 giá cả nhập khẩu của nhiều loại nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đã giảm so với cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, khô dầu đậu tương giảm gần 30%, ngô hạt giảm 15%, cám gạo giảm khoảng 7%... Giá đầu vào giảm cộng thêm nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng bất hợp lý là giá thức ăn chăn nuôi đến tay người chăn nuôi lại giảm chưa tương xứng.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao bất hợp lý đang góp phần làm hạn chế lợi nhuận của nhà nông.

“Dù giá thức ăn chăn nuôi đã giảm theo chiều hướng có lợi cho nhà nông nhưng vẫn cao hơn khoảng 20 - 30% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia... Trong khi đó, nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lại đang tăng từ 14 - 17%. Ước tính, năm 2015 Việt Nam cần khoảng 18 - 20 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, với doanh thu toàn thị trường là 6 tỉ USD”, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nhận xét.

Hiện cả nước có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên, nguồn cung thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp ngoại lại đang chiếm tỷ lệ khống chế thị trường.

Theo ông Lịch, hầu hết các doanh nghiệp ngoại khi đầu tư chế biến thức ăn chăn nuôi vào Việt Nam đều có chiến lược kinh doanh bài bản theo trình tự: cung cấp thức ăn, con giống, tiếp theo là lập trang trại chăn nuôi, xây dựng nhà máy chế biến và mạng lưới phân phối...

Tạo thành chuỗi khép kín nên khả năng khống chế thị trường rất cao. Hiện thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị điều khiển bởi một số ít doanh nghiệp ngoại. Các doanh nghiệp này đã dựa vào hệ thống phân phối để khống chế về giá bán nhằm chi phối thị trường.

“Trung bình mỗi kg thức ăn chăn nuôi cho thủy sản được bán tại nhà máy chỉ với giá từ 28.000 - 30.000 đồng nhưng đến tay nhà nông chúng tôi thường bị người bán đội thêm ít nhất khoảng 5.000 đồng. Giá thức ăn chăn nuôi thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi nên việc giá thức ăn chăn nuôi cao ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của người nông dân”, anh Nguyễn Văn Hải ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết.

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu

Theo tính toán của ngành chức năng, tổng giá trị chăn nuôi của thị trường Việt Nam vào khoảng 8 tỷ USD, trong đó chi phí cho thức ăn chăn nuôi đã chiếm hơn 2/3. Riêng các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập nguyên liệu chế biến đã chiếm gần 40%. “Nhà nước cần có quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, cũng như có chính sách thu hút doanh nghiệp trong nước đầu tư, nghiên cứu, sản xuất thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước”, ông Lịch cho hay.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho rằng, để giảm giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và từng bước giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ như lúa gạo, sắn... 

Các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng hiện đại, tổ chức lại sản xuất nhằm từng bước giảm chi phí sản xuất cũng như có các bước đi thích hợp nhằm liên kết với nhau tạo được động lực phát triển bền vững.

Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có những chính sách cụ thể, ưu đãi phát triển vùng nguyên liệu, cũng như nâng cao vai trò của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, làm cầu nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ giúp nhà nông yên tâm sản xuất.

Dựa trên thế mạnh về sản xuất lúa gạo, chế biến thủy sản, điều kiện tự nhiên, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi cần có kế hoạch thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguồn sản xuất trong nước hoặc tập trung nghiên cứu những công thức phối trộn thức ăn phù hợp điều kiện thực tế...


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Tích Cực Chăm Sóc Rau Màu Sau Bão Hà Nội Tích Cực Chăm Sóc Rau Màu Sau Bão

Mặc dù cơn bão số 2 không đổ bộ trực tiếp vào Hà Nội, nhưng những trận mưa trong mấy ngày qua đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều diện tích rau, hoa màu ở ngoại thành. Ngay sau khi bão tan, bà con nông dân đã tích cực ra đồng tháo nước, chăm sóc, bón phân cho cây trồng.

24/07/2014
Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.

24/07/2014
Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.

09/12/2014
Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

24/07/2014
Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

09/12/2014