Bắp Non Và Mè Đen Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) và các ngành chuyên môn của huyện vừa đến thị sát quá trình thu hoạch bắp non và kiểm tra việc chuyển đổi mô hình trồng mè tại các xã Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (huyện Tri Tôn).
Đối với mô hình bắp thu trái non, diện tích trồng thử nghiệm 5,4 héc-ta đất ruộng trên, được Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) cấp giống và thu mua sản phẩm. Ông Chau Om, 1 trong 20 hộ trồng thí điểm bắp ở xã Cô Tô, cho biết: Sau 45 ngày xuống giống, 4 công bắp non của ông cho thu hoạch, lợi nhuận thu được 1,6 triệu đồng/công (1.000m2).
Đối với mô hình trồng mè đen, diện tích thử nghiệm là 5 héc-ta, sử dụng giống ADP1, năng suất thu hoạch đạt trên 100 kg/công, cao hơn 20% so với giống mè địa phương. Giá mè hiện nay được 2 công ty ở thị xã Tân Châu và huyện Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) bao tiêu từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, lợi nhuận gấp đôi so với trồng lúa.
Những hộ tham gia mô hình trồng bắp thu trái non, huyện hỗ trợ vay vốn ưu đãi để chăn nuôi bò tận dụng nguồn thức ăn là cây bắp và vỏ trái bắp để tăng thêm thu nhập. Huyện cũng hỗ trợ và khuyến khích các hộ trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình trồng màu hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).