Hậu Giang Quy Hoạch Khu Nông Nghiệp CNC

Với tổng diện tích tự nhiên 5.200 ha, khu NNCNC được phân thành 2 khu vực: Khu vực trung tâm và khu vực SX NNCNC.
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Long Mỹ đến năm 2025 dành cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi tiến hành đầu tư xây dựng.
Với tổng diện tích tự nhiên 5.200 ha, khu NNCNC được phân thành 2 khu vực: Khu vực trung tâm và khu vực SX NNCNC. Trong đó quy định cụ thể cho việc phát triển khu vực trung tâm (quy mô 415 ha) thuộc xã Vĩnh Viễn bao gồm 6 khu chính (khu hành chính (14 ha), khu thực nghiệm trình diễn (31,95 ha), khu mời gọi đầu tư (244,06 ha), khu dịch vụ dân sinh (8,87 ha), khu kho bãi và chế biến (18 ha), khu xử lý nước và rác thải (2,14 ha);
Khu vực SX NNCNC (quy mô 4.785 ha) thuộc các xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa (dân số 17.800 - 18.800 người) gồm có 7 khu chức năng chính (khu trồng lúa (3.102,39 ha), khu nuôi thủy sản (481,82 ha), khu nuôi thủy cầm (95,89 ha), khu mời gọi đầu tư Lương Nghĩa (196,11 ha), các khu dân cư nông thôn (chỉnh trang 22 tuyến dân cư hiện hữu (102,95 ha), dân số 10.700 người; lập mới 13 cụm dân cư tại các giao lộ đường bộ và đường thủy chính (65,49 ha), dân số 8.100 người), khu đất rừng kết hợp dịch vụ dân sinh (72,44 ha), khu cây xanh (116,6 ha); đồng thời quy hoạch dành đất cho phát triển đô thị và khu trung tâm thị trấn Vĩnh Viễn (69,38 ha), xã Vĩnh Viễn A (10,01 ha), xã Lương Tâm (10,47 ha)…
Có thể bạn quan tâm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.