Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Nhơn Hải Nâng Cao Trách Nhiệm Cộng Đồng

Để quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) ven bờ tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), góp phần ổn định và phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, UBND xã Nhơn Hải vừa phối hợp với Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững NLTS ven bờ (CRSD) và Chi cục Khai thác-Bảo vệ NLTS tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (ĐQLNCVB) xã Nhơn Hải.
Toàn xã Nhơn Hải có 305 phương tiện ghe, thuyền, tổng công suất 5.916 CV, hoạt động ven bờ với các nghề mành rút, trủ, mành trải tôm, mành đèn, thả chà… đánh bắt các loại cá, mực, tôm hùm… Ngư dân địa phương còn ương tôm hùm giống, nuôi tôm hùm thương phẩm, ốc hương, cá bớp, ghẹ xanh…
Trong 9 tháng đầu năm 2014, giá trị đánh bắt, khai thác và nuôi trồng ở xã Nhơn Hải ước thực hiện gần 94 tỉ đồng, đạt trên 89% kế hoạch năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng hải sản ven bờ ngày càng giảm sút do biến đổi khí hậu toàn cầu, việc đánh bắt bằng chất nổ, các chất hủy diệt, nghề cấm… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản ở địa phương.
Trước thực trạng trên, UBND xã Nhơn Hải đã phối hợp với Ban quản lý Dự án CRSD và Chi cục Khai thác-Bảo vệ NLTS thành lập tổ ĐQLNCVB xã Nhơn Hải, đại diện cho cộng đồng ngư dân ở địa phương tham gia quản lý hoạt động nghề cá ven bờ; bảo vệ, phát triển NLTS, môi trường sống của các loài thủy sản ven bờ, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân ven biển xã Nhơn Hải.
Tổ ĐQLNCVB xã Nhơn Hải có 16 thành viên, gồm đại diện chính quyền địa phương, Hội Nông ngư dân, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, khuyến ngư viên, thôn trưởng 3 thôn: Hải Bắc, Hải Đông, Hải Nam, chi hội trưởng ngư dân các thôn.
Thành viên của tổ được cộng đồng dân cư các thôn giới thiệu và bầu, UBND xã ra quyết định thành lập. Cấp xã là tổ ĐQLNCVB, ở cấp thôn là các nhóm hạt nhân đồng quản lý nghề cá, mỗi nhóm có từ 5 - 6 thành viên, gồm trưởng thôn, chi hội trưởng ngư dân, ngư dân, hộ chế biến hải sản ở địa bàn thôn.
Mục tiêu hoạt động của tổ, nhóm hạt nhân ĐQLNCVB là truyền thông và tăng cường vận động cộng đồng dân cư bảo vệ NLTS, môi trường, hệ sinh thái biển ven bờ ở xã Nhơn Hải; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, bảo vệ và phát triển NLTS trong phạm vi được phân công; triển khai các biện pháp bảo vệ tài nguyên và sử dụng nguồn lợi bền vững.
Phát hiện, ngăn chặn những đối tượng vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ NLTS, đề xuất chính quyền địa phương giải quyết; xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết với các hội (nhóm) nghề nghiệp khác ở trong và ngoài địa phương; hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.
Tổ ĐQLNCVB xã Nhơn Hải hoạt động theo quy chế, trên tinh thần dân chủ và tập thể, giải quyết vấn đề phù hợp với tập quán cư dân vùng ven biển. Tổ ĐQLNCVB sẽ được bầu lại sau 2 năm hoạt động. Kinh phí hoạt động được huy động từ nguồn đóng góp của các thành viên, các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh du lịch; hộ thu mua và chế biến hải sản; hỗ trợ từ Dự án CRSD, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Với việc thành lập tổ ĐQLNCVB xã Nhơn Hải, hy vọng NLTS ven bờ ở vùng biển Nhơn Hải sẽ được phục hồi, phát triển, hoạt động khai thác thủy sản được quản lý chặt chẽ và đời sống của cộng đồng ngư dân ngày càng được nâng cao.
Có thể bạn quan tâm

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.