Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ

Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ
Ngày đăng: 14/09/2013

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Từ năm 2009 đến nay, nhóm hộ gia đình ông Nguyễn Trường Ái, thôn Mỹ Thủy, xã Hải An đã có thu nhập cao chủ yếu dựa vào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Với 12.000 m2 ao hồ nuôi tôm, mỗi năm đem lại thu nhập cho nhóm hộ gia đình ông Ái khoảng 500 triệu đồng. Tuy nhiên, do nằm sát bờ biển nên vào mùa mưa lũ ao nuôi dễ bị sạt lở. Do đó, việc chủ động các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất đã được nhóm hộ ông Ái chuẩn bị từ rất sớm.

Theo báo cáo của UBND xã Hải An, hiện trên địa bàn toàn xã có hơn 30 ha diện tích nuôi tôm trên cát. Những năm qua việc nuôi tôm đã đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình và chiếm 40% tổng thu hàng năm của xã. Do vậy ngoài việc tạo điều kiện cho bà con phát triển nuôi tôm thì công tác bảo đảm ao hồ trong mùa mưa bão là việc làm cấp thiết đối với xã.

Ông Nguyễn Quốc Danh, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm HTX nuôi tôm xã Hải An, cho biết: “Xác định việc nuôi tôm mang lại nguồn thu lớn đối với địa phương, do vậy, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân phát triển nuôi tôm thì công tác phòng chống lụt bão nói chung và bảo vệ hồ đập nuôi tôm trong mùa mưa lụt nói riêng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Theo đó, chúng tôi thường xuyên thông báo cho xã viên về tình hình của thời tiết và phải chủ động chuẩn bị các vật tư như cọc tre, phên tre, bạt ni lông, cuốc xẻng... để sẵn sàng ứng cứu hồ đập nuôi tôm khi có sự cố vỡ đê hoặc nước biển tràn hồ... Đối với những diện tích tôm đến độ tuổi thì vận động người dân nên thu hoạch sớm trước mùa mưa bão”.

Huyện Hải Lăng hiện có hơn 500 ha diện tích mặt nước người dân sử dụng để nuôi thủy sản, trong đó có gần 100 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển, số còn lại nuôi các loại cá trắm, cá mè và cá rô phi ở những vùng chân ruộng thấp. Do ở vùng trũng, nên những năm qua thường xuyên bị ngập úng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Để đảm bảo ao hồ nuôi trồng thủy sản cho bà con nhân dân, bên cạnh chủ động công tác phòng chống lụt bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang có phương án nhằm giúp bà con bảo đảm tốt cây trồng vật nuôi của mình...

Ông Nguyễn Triển, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hải Lăng cho biết: “Sau khi chỉ đạo bà con thu hoạch lúa hè thu xong, chúng tôi tập trung vào công tác kiểm tra các hồ đập nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Ngoài sự chủ động của các hộ nuôi trồng, sự hỗ trợ của chính quyền từng địa phương có ao hồ nuôi tôm, cá, chúng tôi còn cử cán bộ về tận nơi để hướng dẫn bà con cách phòng dịch cho tôm, cá trong mùa mưa lũ. Đặc biệt là tiến hành kiểm tra các khâu chuẩn bị đảm bảo các hồ đập nuôi trồng thủy sản của các địa phương để có giải pháp hỗ trợ kịp thời trước khi có lụt bão đến. Quan điểm của chúng tôi là tận tình giúp người dân phòng tránh và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra...”.


Có thể bạn quan tâm

Thức Ăn Chăn Nuôi Thách Thức Cho Người Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Thách Thức Cho Người Sản Xuất

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.

23/02/2014
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.

20/03/2014
Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Được Hỗ Trợ Từ 10-35 Ngàn Đồng/con Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Được Hỗ Trợ Từ 10-35 Ngàn Đồng/con

Đó là một trong những nội dung được quy định tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

23/02/2014
Vì Sao Gia Súc Vẫn Chết Rét Nhiều Vì Sao Gia Súc Vẫn Chết Rét Nhiều

Trong mấy ngày rét đậm, rét hại vừa qua, những ai có dịp lên các xã vùng cao của huyện Sa Pa và Bát Xát (Lào Cai) đều cảm thấy xót xa khi chứng kiến cảnh người dân mổ thịt gia súc bị chết rét bán bên cạnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Câu hỏi đặt ra, vì sao các cấp, các ngành tích cực vào cuộc vận động nhân dân phòng, chống rét cho gia súc, nhưng vẫn xảy ra tình trạng gia súc chết nhiều.

23/02/2014
Du Nhập Và Nuôi Thích Nghi Gà Đông Tảo Tại Bến Tre Du Nhập Và Nuôi Thích Nghi Gà Đông Tảo Tại Bến Tre

Nhằm đa dạng hóa các loại gia cầm, đồng thời bảo tồn giống gà quý hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Bến Tre (nay là Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao) đã chủ trì thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”.

20/03/2014