Bảo Vệ Các Loài Cá Quý Hiếm

Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong khi những doanh nghiệp, người dân tham gia thả cá về thiên nhiên, lại có một số trường hợp tương phản với hành động tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn An Giang, đã có nhiều loài cá hiếm nay được đánh bắt với trọng lượng lớn.
Ngày 7-1, một nhóm ngư dân bắt được con cá đuối nước ngọt, nặng trên 90 kg. Ngày 13-1, ngư dân lại thả lưới bắt được cá chình nước ngọt, nặng trên 8 kg. Các ngư dân cho biết, hiện nay thả câu, giăng lưới cũng bắt được nhiều cá sửu to, có con cân nặng trên 7 kg. Tại sông Vàm Nao chảy qua ba huyện Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới, ngư dân cũng bắt được nhiều cá bông lau, từ 5 - 8 kg/con. Ngày 14-1 trên sông Vàm Nao, ngư dân đã đánh bắt được con cá hô nặng 86kg.
Điều đáng nói là những con cá "khủng" này khi bị đánh bắt, đều được đưa ngay vào nhà hàng để trở thành những món đặc sản đắt tiền. Chi cục Thủy sản An Giang đã vận động, tuyên truyền các nhà hàng ở An Giang không nên mua các loại cá lớn do ngư dân đánh bắt, ngày càng khan hiếm trong tự nhiên như cá tra dầu, cá hô... về xẻ thịt bán làm món ăn cho thực khách.
Tuy nhiên, với mức giá quá hấp dẫn đối với người bán, như cá hô có giá 320.000đ/kg, cá sửu 120.000đ/kg… khi trở thành món ăn cao cấp trong nhà hàng, thì dù có giá cả triệu đồng thì vẫn có người mua.
Vấn đề là hiện nay chưa có "Quỹ bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, động vật quý hiếm", nên thay vì được thu mua để lưu giữ giống, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, thì các động vật, thủy sản vẫn trở thành món ăn không hơn không kém. Việc này giống như chúng ta đang giữ những viên ngọc quý, nhưng do không biết gìn giữ nên ngày càng mất đi, mà không bao giờ tái tạo lại được cho đời sau.
Có thể bạn quan tâm

Cả năm 2015, chúng ta sẽ hoàn thành được kế hoạch thả nuôi tôm cả về diện tích, sản lượng, ít nhất sẽ bằng sản lượng thu hoạch năm 2014…

Thời gian qua, không ít những hộ tham gia chuyển đổi mô hình chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang nuôi tập trung theo đề án 1.000 đã đối mặt với tình trạng thua lỗ.

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng của tỉnh Bắc Giang đã phát hiện, xử lý nhiều hộ kinh doanh bơm tạp chất và cho lợn ăn thức ăn có chất cấm Salbultamol để tăng trọng. Tình trạng này có chiều hướng diễn biến phức tạp nếu không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm.
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng cho thu nhập hơn tỉ đồng mỗi năm của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã trở thành một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Năm 2015, được sự tư vấn giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông huyện Yên Định, câu lạc bộ chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại xã Yên Lâm được thành lập theo phương châm: liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.