Trung Quốc nhập khẩu đến 56% lượng mủ cao su Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 4/2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 252.416 tấn, giá trị đạt 360 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.429 USD/tấn (gần 30 triệu đồng/tấn).
So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 33,9% về lượng, giảm 3,3% về giá trị và giảm 27,8% về giá.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu (tăng 57% so với cùng kỳ năm trước), giá trị đạt 116 triệu USD (tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đến là thị trường Malaysia đạt 42.426 tấn (thị phần 21,1%, tăng 43,9% so với cùng kỳ) và Ấn Độ 20.610 tấn (thị phần 10,3%, tăng 74,9%).
Có thể bạn quan tâm

Vụ Mùa 2015, lần đầu tiên Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội (Hội Nông dân TP) thực hiện mô hình trên cây lúa giống phân bón NPK chứa silic và vi lượng dạng chelate (NPKSilic).

Theo lãnh đạo HTX hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), ở vụ hành sớm năm 2015 có 18 hộ trồng hành tím là thành viên của HTX tham gia mô hình trồng cà chua xen hành tím với tổng diện tích hơn 2,8 ha được Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu.

Theo kế hoạch trong vụ mía 2015 - 2016 này, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) sẽ chấm khoảng 350 rẫy mía của những hộ dân đăng ký trở thành thành viên Câu lạc bộ trồng mía đạt 200 tấn/ha (CLB 200) do Casuco sáng lập.

Những ngày này, người dân nhiều xã ở huyện miền núi Pác Nặm (Bắc Kạn) đang vào vụ thu hoạch gừng. Sau gần ba năm đưa vào trồng thử nghiệm và phát triển trên diện rộng, cây gừng đã từng bước khẳng định được giá trị kinh tế và mang lại cho người nông dân nguồn thu đáng kể.

Mặc dù điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do hạn hán song lạc L14 qua phục tráng cho năng suất thực tế đạt 22,23 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với giống lạc L14 sản xuất đại trà.