Bảo tồn nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận

Quá trình nghiên cứu bảo tồn, tư liệu hóa và đánh giá sơ bộ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được lên kế hoạch thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018. Dự kiến kinh phí thực hiện 980 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh. Đề tài do chị Đặng Thị Ái Trinh- Kỹ sư Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận làm chủ nhiệm. Được biết, việc bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ nhằm phục vụ cho công tác lai tạo giống; duy trì và phát triển bền vững giống mè đen 2 vỏ đặc hữu của địa phương, góp phần tăng thêm giá trị kinh tế và sử dụng giống mè trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tại Bình Thuận, mè là một cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên cây mè thường được canh tác ở những diện tích đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng và chưa được chú ý chăm sóc, bón phân theo đúng nhu cầu của cây. Vì thế, cây cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế không lớn dẫn đến diện tích cây trồng này ít được mở rộng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có giống mè đen 2 vỏ truyền thống và đã trở thành một thương hiệu có uy tín của Bình Thuận. Bởi giống mè đen 2 vỏ của địa phương có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt, hàm lượng dầu cao, dễ tiêu thụ. Vì vậy việc triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh là công việc có tính cấp bách trước mắt và lâu dài của địa phương. Qua đó, phục vụ cho công tác chọn tạo giống và xây dựng quy trình thâm canh cây mè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mè trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
Theo chị Đặng Thị Ái Trinh, đề án gồm 6 nội dung dự kiến triển khai. Trong đó, có việc chuyển giao 5 quy trình công nghệ bảo tồn gen cây mè đen 2 vỏ; đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận; xây dựng mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận bằng phương pháp in vitro tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN; xây dựng 1 mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng ở 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc với tổng quy mô 2 ha và hội thảo đầu bờ tại mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng.
Sau khi hoàn thành đề án, trung tâm sẽ là tổ chức bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ của tỉnh; trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác tạo các giống mè mới. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là nguồn di truyền cung cấp cho các nhà tạo giống khi có nhu cầu sử dụng để cải tiến nguồn gen. Bảo tồn được nguồn gen mè đen 2 vỏ của địa phương sẽ đảm bảo phát triển bền vững giống mè đặc trưng của tỉnh, diện tích trồng mè được mở rộng. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là cây đầu dòng ổn định về di truyền để trung tâm tiến hành sản xuất hạt giống mè đen 2 vỏ thương mại hóa, cung cấp cho thị trường khi có nhu cầu với chất lượng và giá thành tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.

Vụ mía năm nay Công ty đường Quảng Ngãi thực hiện mua theo phương thức xác định chữ đường tại ruộng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Sự minh bạch này đã xóa những nghi ngờ của nông dân về cách tính chữ đường của đơn vị thu mua. Tuy nhiên, gần 1/2 diện tích mía lại không được thực hiện theo phương thức này, gây ra tình trạng chậm trễ khiến mía già, trổ bông, sản lượng sụt giảm.

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái mua tại vườn với giá cao, từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giúp nhà vườn chuyên canh trái xoài đặc sản này ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đạt lợi nhuận cao.

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.

Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).