Bảo tồn nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận

Quá trình nghiên cứu bảo tồn, tư liệu hóa và đánh giá sơ bộ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được lên kế hoạch thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018. Dự kiến kinh phí thực hiện 980 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh. Đề tài do chị Đặng Thị Ái Trinh- Kỹ sư Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận làm chủ nhiệm. Được biết, việc bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ nhằm phục vụ cho công tác lai tạo giống; duy trì và phát triển bền vững giống mè đen 2 vỏ đặc hữu của địa phương, góp phần tăng thêm giá trị kinh tế và sử dụng giống mè trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tại Bình Thuận, mè là một cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên cây mè thường được canh tác ở những diện tích đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng và chưa được chú ý chăm sóc, bón phân theo đúng nhu cầu của cây. Vì thế, cây cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế không lớn dẫn đến diện tích cây trồng này ít được mở rộng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có giống mè đen 2 vỏ truyền thống và đã trở thành một thương hiệu có uy tín của Bình Thuận. Bởi giống mè đen 2 vỏ của địa phương có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt, hàm lượng dầu cao, dễ tiêu thụ. Vì vậy việc triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh là công việc có tính cấp bách trước mắt và lâu dài của địa phương. Qua đó, phục vụ cho công tác chọn tạo giống và xây dựng quy trình thâm canh cây mè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mè trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
Theo chị Đặng Thị Ái Trinh, đề án gồm 6 nội dung dự kiến triển khai. Trong đó, có việc chuyển giao 5 quy trình công nghệ bảo tồn gen cây mè đen 2 vỏ; đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận; xây dựng mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận bằng phương pháp in vitro tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN; xây dựng 1 mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng ở 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc với tổng quy mô 2 ha và hội thảo đầu bờ tại mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng.
Sau khi hoàn thành đề án, trung tâm sẽ là tổ chức bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ của tỉnh; trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác tạo các giống mè mới. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là nguồn di truyền cung cấp cho các nhà tạo giống khi có nhu cầu sử dụng để cải tiến nguồn gen. Bảo tồn được nguồn gen mè đen 2 vỏ của địa phương sẽ đảm bảo phát triển bền vững giống mè đặc trưng của tỉnh, diện tích trồng mè được mở rộng. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là cây đầu dòng ổn định về di truyền để trung tâm tiến hành sản xuất hạt giống mè đen 2 vỏ thương mại hóa, cung cấp cho thị trường khi có nhu cầu với chất lượng và giá thành tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Lâu ngày không gặp, cuối tuần rồi, trên đường về quê, Tư tôi tranh thủ ghé thăm anh Chín Hương An ở huyện Quế Sơn. Chạm ngõ, thấy cửa đóng then cài, hỏi người hàng xóm thì được biết vợ chồng anh đang ở ngoài đồng, tôi tìm ra ruộng.

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.

Nổi tiếng và từng đi vào thi ca, song quýt làng Hương Cần, xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà - Thừa Thiên Huế) trải qua bao năm tháng thăng trầm. Vượt qua nhiều thách thức, đến nay quýt Hương Cần vẫn giữ được vị ngọt thơm nồng nàn đặc trưng.

Tỉnh Bình Ðịnh là một trong những địa phương có đàn bò nhiều nhất khu vực miền Trung với tổng đàn trên 246 ngàn con, tỉ lệ bò lai chiếm gần 69% tổng đàn. Thời gian qua, nhờ làm nghề chăn nuôi vỗ béo bò, nhiều hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập khá cao.

Phòng Quản lý Điện và năng lượng - Sở Công thương cho hay: Vừa qua, Công ty Điện lực Bình Thuận đã đề nghị Sở xác nhận điều kiện quá tải tại các trạm biến áp (TBA) và các phát tuyến trên địa bàn.