Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm

Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm
Ngày đăng: 26/11/2015

Cho đến nay, bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm.

Nội dung này vừa được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi do nông nghiệp thông qua liên kết công-tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tổ chức sáng nay (25/11), tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, bảo hiểm nông nghiệp được xem là một công cụ tài chính để quản trị rủi ro trong nông nghiệp mà nhiều nước đã áp dụng.

Tuy nhiên, sau chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ được lồng ghép vào các quyết định, đề án, chương trình khác chứ chưa có chính sách cụ thể.

Tại Việt Nam, bảo hiểm nông nghiệp đã được một số công ty bảo hiểm thử nghiệm cung cấp từ những năm 1980 nhưng thất bại.

Giai đoạn 2011-2013, Việt Nam đã tiến hành chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp áp dụng cơ chế liên kết công – tư và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi và đảm bảo thành công, Việt Nam vẫn cần học hỏi rất nhiều từ các mô hình trên thế giới.

Theo ông Thắng, yếu tố đóng góp lớn cho thành công của bảo hiểm nông nghiệp là sự tham gia tự nguyện, bình đẳng của các bên liên quan.

Nông dân, chính quyền địa phương, công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm, các cơ quan nhà nước các cấp đều tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, phát triển sản phẩm với trách nhiệm đóng góp khác nhau nhưng đồng thuận về nguyên tắc.

“Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam đã có sự liên kết công-tư.

Đây là tiền đề quan trọng để thiết lập hệ thống bảo hiểm nông nghiệp khả thi và vững bền.

Tuy nhiên, các tổ chức tham gia đều thiếu nhân lực do chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và chưa có chính sách chính thức,” ông Thắng nhấn mạnh.

Đề xuất một số giải pháp, các đại biểu tham dự hội nghị cũng cho rằng, trước mắt cần cam kết chính trị của nhà nước trong việc giúp nông dân phòng chống rủi ro bằng việc dành tỉ lệ ngân sách thích đáng cho việc đầu tư từng bước từ thấp đến cao để xây dựng hệ thống bảo hiểm nông nghiệp một cách bài bản thay vì chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm như hiện nay.

Về lâu dài, trên cơ sở các văn bản pháp lý hệ thống, Việt Nam cần tiến đến dự thảo luật bảo hiểm nông nghiệp.

Ngoài ra, tùy theo sự phát triển của năng lực chuyên môn, đội ngũ cán bộ và ngân sách cho phép, thì tổ chức quản lý sẽ xây dựng một lộ trình hợp lý để triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo từng bước từ sản phẩm đơn giản đến phức tạp, từ những rủi ro dễ đo lường và dễ xác định thiệt hại đến các rủi ro tổng hợp.

Cụ thể, bắt đầu từ bảo hiểm cây trồng đến vật nuôi, từ bảo hiểm một loại rủi ro, dịch bệnh đến nhiều loại rủi ro, dịch bệnh, từ bảo hiểm chỉ số đối với thiên tai đến bảo hiểm năng suất và cuối cùng là bảo hiểm tổng hợp mọi loại rủi ro (MPCI), từ địa bàn dễ triển khai đến phạm vi toàn quốc.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Quyết Tâm Hơn Trong Cuộc Chiến Chống Tôm Tạp Chất Doanh Nghiệp Quyết Tâm Hơn Trong Cuộc Chiến Chống Tôm Tạp Chất

Chỉ thị nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng đối với các tỉnh thành phố ven biển thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở tái phạm, thông báo công khai các tổ chức, DN, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; sẽ đưa tội danh tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào Bộ Luật Hình sự…

13/09/2014
Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ

Thị trưởng Ronnel Rivera của TP. Generam Santos cho biết, đây là lúc để nhìn ngành công nghiệp cá ngừ trong tương lai xa hơn nếu thành phố di chuyển là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Mindanao.

13/09/2014
Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu ​​sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu ​​sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD

Theo một báo cáo thị trường mới được công bố bởi Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu có giá trị khoảng 11,16 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến ​​sẽ đạt 15,9 tỷ USD vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2013-2019.

13/09/2014
Peru Tiếp Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Nga Peru Tiếp Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Nga

Theo Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru (MINCETUR), 18 công ty thủy sản Peru đã được phép XK thủy sản sang thị trường Nga, sau khi chính phủ Nga quyết định cấm NK thực phẩm từ EU và Mỹ.

13/09/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Của Trung Quốc Tăng Trưởng Chậm Nuôi Trồng Thủy Sản Của Trung Quốc Tăng Trưởng Chậm

Sản lượng thủy sản của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2014 tăng nhẹ. Phần tăng lên chủ yếu từ đánh bắt cá nổi.Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thuỷ sản của 20 tỉnh sản xuất thủy sản chính đạt 26,16 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2013, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

13/09/2014