Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm

Cho đến nay, bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm.
Nội dung này vừa được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi do nông nghiệp thông qua liên kết công-tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tổ chức sáng nay (25/11), tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, bảo hiểm nông nghiệp được xem là một công cụ tài chính để quản trị rủi ro trong nông nghiệp mà nhiều nước đã áp dụng.
Tuy nhiên, sau chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ được lồng ghép vào các quyết định, đề án, chương trình khác chứ chưa có chính sách cụ thể.
Tại Việt Nam, bảo hiểm nông nghiệp đã được một số công ty bảo hiểm thử nghiệm cung cấp từ những năm 1980 nhưng thất bại.
Giai đoạn 2011-2013, Việt Nam đã tiến hành chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp áp dụng cơ chế liên kết công – tư và đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi và đảm bảo thành công, Việt Nam vẫn cần học hỏi rất nhiều từ các mô hình trên thế giới.
Theo ông Thắng, yếu tố đóng góp lớn cho thành công của bảo hiểm nông nghiệp là sự tham gia tự nguyện, bình đẳng của các bên liên quan.
Nông dân, chính quyền địa phương, công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm, các cơ quan nhà nước các cấp đều tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, phát triển sản phẩm với trách nhiệm đóng góp khác nhau nhưng đồng thuận về nguyên tắc.
“Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam đã có sự liên kết công-tư.
Đây là tiền đề quan trọng để thiết lập hệ thống bảo hiểm nông nghiệp khả thi và vững bền.
Tuy nhiên, các tổ chức tham gia đều thiếu nhân lực do chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và chưa có chính sách chính thức,” ông Thắng nhấn mạnh.
Đề xuất một số giải pháp, các đại biểu tham dự hội nghị cũng cho rằng, trước mắt cần cam kết chính trị của nhà nước trong việc giúp nông dân phòng chống rủi ro bằng việc dành tỉ lệ ngân sách thích đáng cho việc đầu tư từng bước từ thấp đến cao để xây dựng hệ thống bảo hiểm nông nghiệp một cách bài bản thay vì chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm như hiện nay.
Về lâu dài, trên cơ sở các văn bản pháp lý hệ thống, Việt Nam cần tiến đến dự thảo luật bảo hiểm nông nghiệp.
Ngoài ra, tùy theo sự phát triển của năng lực chuyên môn, đội ngũ cán bộ và ngân sách cho phép, thì tổ chức quản lý sẽ xây dựng một lộ trình hợp lý để triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo từng bước từ sản phẩm đơn giản đến phức tạp, từ những rủi ro dễ đo lường và dễ xác định thiệt hại đến các rủi ro tổng hợp.
Cụ thể, bắt đầu từ bảo hiểm cây trồng đến vật nuôi, từ bảo hiểm một loại rủi ro, dịch bệnh đến nhiều loại rủi ro, dịch bệnh, từ bảo hiểm chỉ số đối với thiên tai đến bảo hiểm năng suất và cuối cùng là bảo hiểm tổng hợp mọi loại rủi ro (MPCI), từ địa bàn dễ triển khai đến phạm vi toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 25.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 250.000 liều vắc xin dịch tả lợn; 10 tấn Sodium Chlorite 20%; 50.000 liều vắc xin LMLM type 0 và 20 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Phú Yên và Bình Định phòng, chống dịch bệnh.

Ông Shuntaro Ise, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ISE Food, cho biết Tập đoàn ISE Food tại Nhật đã hình thành được hơn 100 năm qua và hiện là tập đoàn có lượng gà đẻ trứng lớn nhất thế giới. Chỉ riêng tại Nhật, ISE Food có các trang trại với khoảng 120 triệu con gà đẻ trứng, và ở Mỹ có trang trại được thành lập vào năm 1980 với 12 triệu con gà đẻ trứng.

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

Một ngày cuối năm nắng hanh vàng, chúng tôi về thăm xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa). Qua dốc núi Eo Gắm, cách bản làng 300 m, đã nghe tiếng gà gáy rộn vang cả một không gian, làm thức dậy ký ức quê xưa, nơi tuổi thơ vẫn được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa.

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.