Bảo Hiểm Cà Mau Chưa Giải Quyết Bồi Hoàn 38 Hợp Đồng Bảo Hiểm Nuôi Tôm

Bảo hiểm nuôi tôm là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân. Thế nhưng thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện tốt nghĩa vụ chi trả bồi thường thiệt hại cho người nuôi tôm vẫn còn nhiều.
Tỉnh Cà Mau, sau 2 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, hiện vẫn còn 38 hộ chưa được bảo hiểm chi trả bồi thường rũi ro thiệt hại.
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Cà Mau triển khai tại thành phố Cà Mau và 2 huyện Cái Nước, Đầm Dơi. Trong 2 năm 2012, 2013, đã có 1.866 hộ nuôi tôm tham gia với tổng số phí đăng ký bảo hiểm hơn 30 tỉ đồng.
Với tỉ lệ thiệt hại hơn 96%, Công ty Bảo Minh Cà Mau phải nhận trách nhiệm bồi thường 1.940 hồ sơ thiệt hại với tổng số tiền trên 90 tỉ đồng. Do nhiều nguyên nhân, nhứt là không thống nhất tỉ lệ bồi hoàn với nông dân nên đến cuối năm 2013, vẫn còn 179 vụ chưa được giải quyết.
Dưới sự quan tâm hỗ trợ thiết thực của các cấp ngành và lãnh đạo tỉnh Cà Mau trong họp dân trao đổi thỏa thuận hạ thấp mức phí bồi hoàn, Bảo Minh Cà Mau đã bồi thường thêm 141 hồ sơ. Như vậy hiện vẫn còn 38 hồ sơ chưa thống nhất mức giá bồi thường. Khó khăn hơn là 14 hồ sơ tại huyện Cái Nước, đại lý bảo hiểm đã thu toàn bộ chi phí nhưng không ký hợp đồng nên rất khó tính tỉ lệ chi trả thiệt hại.
Bên cạnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục giúp doanh nghiệp thỏa thuận hợp lý hợp tình cùng người dân, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cũng động viên Công ty Bảo Minh tích cực hơn trong thực hiện chính sách chi trả bảo hiểm, cố gắng giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng hạn chót đến cuối quí 2/2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà con nhận bò nuôi sẽ phải hoàn trả vốn bằng tiền như giá trị ban đầu vay mua bò (22 triệu đồng/cặp) để dự án tiếp tục phân bổ cho hộ nghèo các địa phương khác. Mục tiêu của dự án là đến 2016 có từ 60 - 70% hộ nghèo sẽ thoát nghèo bền vững.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.

Cây vải được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, bộ lá xanh sáng, bóng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, do phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng nên cây vải cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, đặc biệt cây vải kéo dài thời gian cho quả, hạn chế ra quả cách năm, ít rụng quả và quả chín đều.

Dự án sản xuất hoa chất lượng cao đang triển khai ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cho hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần trồng lúa. Đây là hướng đi của huyện trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho bà con ND.