Báo động tình trạng cây mãng cầu xiêm chết sớm tại Tiền Giang

Cụ thể, cây mãng cầu ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi thì đột nhiên khô lá, khô cành và chết dần. Chỉ riêng tại xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông đã có đến 20% diện tích cây đặc sản này bị chết sớm.
Theo ngành chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà vườn thấy giá trái mãng cầu tăng cao đã dùng mọi biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn; để quá nhiều trái làm gánh nặng cho cây. Đồng thời nhà vườn sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lấy nước mặn vào mương vườn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) có diện tích gần 700 ha mãng cầu xiêm, đứng đầu vùng ĐBSCL. Mấy năm gần đây, giá trái mãng cầu ở mức cao nên nhà vườn thu lãi gần 300 triệu đồng/ha/năm. Do đó, ngành chuyên môn đã và đang khuyến cáo, hướng dẫn nhà vườn khắc phục tình trạng cây chết sớm, bảo vệ thành quả của người sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Chúng tôi khuyến khích dân nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, có một số nấm đối kháng để ngăn lại các loại nấm tấn công bộ rễ. Về kỹ thuật canh tác, đề nghị bà con không để trái quá nhiều làm cho cây suy kiệt. Khuyến cáo cho bà con sử dụng các loại phân bón qua lá để cầm cự trong thời gian nắng hạn như hiện nay. Chúng tôi cũng kịp thời đưa nước ngọt để cho cây mãng cầu vượt qua lúc khô hạn”.
Có thể bạn quan tâm

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.