Báo Động Chất Lượng Cá Tra Giống

Nhiều hộ chuyên ương nuôi cho biết, dù áp dụng ương nuôi theo khuyến cáo nhưng nhiều đợt ương nuôi đều bị thất trắng.
Theo ngành chức năng, ngoài yếu tố môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan, dinh dưỡng chưa hợp lý, một nguyên nhân quan trọng khác là do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất con giống “ép” cá lấy nhiều đợt trứng trong vụ, sử dụng cá bố mẹ không đảm bảo chất lượng, thậm chí sử dụng con giống trong cùng 1 lứa của cùng 1 trại làm cá bố mẹ, dẫn đến hiện tượng cận huyết, cho cá giống có tỷ lệ sống thấp, tăng chi phí trong nuôi cá thịt.
An Giang, Đồng Tháp hiện có khoảng 100 cơ sở cho cá tra đẻ bằng phương pháp nhân tạo, là 2 nơi cung cấp cá bột chủ lực ở miền Tây, cá đang vào mùa sinh sản rộ.
Có thể bạn quan tâm

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.

Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.

Sau khi Quyết định 1652/QĐ-UBND của UBND tỉnh được ban hành ngày 21.5.2010, đề án “Xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm” được triển khai tại các địa phương Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình, TP.Hội An.

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.

Tại hội nghị, những nông dân tham gia thực hiện mô hình cho biết, thời gian sinh trưởng của giống OM 8017 khoảng 90 - 95 ngày, ruộng lúa đẻ nhánh khỏe - tập trung, trổ gọn, không đổ ngã và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, đây là giống lúa phù hợp với nhiều chân đất và chế độ thâm canh khác nhau.